Biên phòng - Những ngày cuối năm 2021, Việt Nam đã đón những vị khách quốc tế đến thăm sau gần 2 năm “đóng cửa”. Nhiều địa phương triển khai thành công các kế hoạch kích cầu du lịch trở lại với nhiều mô hình mới, cách làm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Việc liên tiếp được vinh danh tại các giải thưởng du lịch quốc tế danh giá và Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) đã vinh danh Việt Nam là “Điểm đến hàng đầu châu Á” và “Điểm đến du lịch bền vững hàng đầu châu Á năm 2021”, là cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, đưa hoạt động du lịch trở lại bình thường trong năm 2022.
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc xã biên giới Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Ảnh: Quốc Toàn
Du lịch cộng đồng phục hồi trở lại bình thường, đội văn nghệ của bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch đến bản. Ảnh: Hải Ninh
Tuần lễ Đại đoàn kết - di sản văn hóa Việt Nam diễn ra vào tháng 11-2021 với sự góp mặt của nhiều nghệ nhân người dân tộc thiểu số được tổ chức tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Hải Ninh
Lực lượng BĐBP thường trực kiểm soát và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch đối với khách du lịch tại cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Hải Ninh
Thành phố du lịch Hội An, tỉnh Quảng Nam đón khách du lịch quốc tế trở lại và có nhiều hình thức quảng bá cho hình ảnh mới, ấn tượng. Ảnh: Hải Ninh
Du khách hào hứng trở lại khi thăm rừng tràm Trà Sư, khu du lịch xanh nổi tiếng của tỉnh An Giang. Ảnh: Thụy Văn
Năm 2024 sẽ diễn ra Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 - đây là sự kiện chính trị quan trọng đối với MTTQ Việt Nam và nhân dân.
Thảo luận tại Quốc hội sáng 29/5, đại biểu Hoàng Ngọc Định (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang) nhấn mạnh tới những đóng góp tích cực của Quân đội trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và nêu bài học quan trọng là cần chủ động nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch.
Ngày 29/5, Đảng ủy BĐBP Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam. Dự hội nghị có các đồng chí trong Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; các đồng chí là Bí thư, Phó Bí thư các chi, đảng bộ cơ sở. Đại tá Hoàng Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Bằng tấm lòng, trách nhiệm của “Bộ đội Cụ Hồ”, chương trình “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn Biên phòng” ở BĐBP Hà Giang, BĐBP Cao Bằng đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực. Nghĩa cử đầy tính nhân văn đó đã giúp các em học sinh nghèo, đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới được đến trường và tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn.
Những năm qua, công tác giáo dục chính trị (GDCT) luôn được Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đặc biệt quan tâm chú trọng, coi đây là tiền đề căn bản và rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ của toàn lực lượng. Vì vậy, các đơn vị BĐBP đã đề ra nhiều nội dung, giải pháp đổi mới toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm công tác GDCT cả về nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp GDCT; coi trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị, báo cáo viên, tuyên truyền viên... Qua đó đã góp phần xây dựng, bồi đắp lý tưởng cách mạng, giữ vững trận địa chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, thúc đẩy hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Đầu tuần qua, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Dự kiến trong 23 ngày làm việc (chia làm 2 đợt: đợt 1 từ ngày 22/5 đến ngày 10/6, đợt 2 từ ngày 19/6 đến ngày 24/6), Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Mô hình “Tổ 3 người” được khôi phục hoạt động trong toàn quân từ năm 2019 đến nay là biện pháp quan trọng để cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy nắm chắc tình hình tư tưởng, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, việc quản lý theo hành chính có lẽ là chưa đủ mà cần có sự quản lý đối với các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trên không gian mạng xã hội.
Quốc hội dành cả ngày 29/5 thảo luận tại hội trường về: Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng...