Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 08:23 GMT+7

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Biên phòng - Tiếp tục Phiên họp thứ 21, sáng 16/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp.

Dự phiên họp có các đồng chí trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng đại diện các Bộ, ngành.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự phiên họp.

Tại phiên họp, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương đã trình bày Tờ trình về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cho biết: Ngày 19/5/1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự (viết gọn là Pháp lệnh); quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh, công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự đã đạt được những kết quả quan trọng, bảo đảm cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, góp phần tích cực vào củng cố, xây dựng thế trận khu vực phòng thủ, tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, sau 28 năm thực hiện, Pháp lệnh đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập; đặt ra yêu cầu cần thiết phải xây dựng một đạo luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương đã trình bày Tờ trình dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Đại diện cơ quan thẩm tra sơ bộ dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ; đồng thời cho rằng, việc ban hành luật là nhằm tiếp tục cụ thể hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ Tổ quốc, quân sự, quốc phòng; khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập sau 28 năm thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của dự thảo luật với pháp luật có liên quan; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi để hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự có hiệu quả, hiệu lực...

Quang cảnh phiên họp.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đánh giá, hồ sơ dự án luật đã được Chính phủ trình cơ bản theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều nội dung nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, đủ điều kiện báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

* Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 5 tới (tháng 5/2023).

Theo qdnd.vn

Bình luận

ZALO