Biên phòng - Những trẻ nhỏ khi bước sang cột mốc phát triển mới như tập đi, tập nói, mọc răng, biết bò,... thường có xu hướng xuất hiện tình trạng biếng ăn. Dấu hiệu nhận thấy rõ nhất là bé lười ăn và suy dinh dưỡng. Để có thể khắc phục được mối lo ngại này, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về các giai đoạn bé biếng ăn, từ đó tham khảo được các cách phù hợp nhất giúp con lấy lại hứng thú trong giờ ăn nhanh chóng nhất nhé!
Biếng ăn là triệu chứng thường xuyên xuất hiện ở các trẻ nhỏ trong những giai đoạn đầu khi tập ăn. Triệu chứng này được chia ra với 3 dạng như sau: biếng ăn do tâm lý, biếng ăn do sinh lý và biếng ăn do bệnh lý. Cụ thể hơn, bố mẹ có thể phát hiện trẻ nhà mình mắc chứng biếng ăn thông qua việc quan sát và phát hiện thấy:
- Trẻ nhỏ thường bú sữa ít hơn so với thông thường, hay có dấu hiệu né tránh mỗi khi mẹ cho bé bú sữa.
- Bé hay ngậm thức ăn trong miệng, quấy khóc và không hợp tác đến mức bố mẹ thúc ép ăn nhanh.
- Xu hướng không bao giờ ngồi yên một chỗ trong lúc ăn và thường để ý tới xung quanh nhiều hơn.
Hậu quả của việc con biếng ăn cũng không hẳn quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài trong một khoảng thời gian, bố mẹ cần nghiêm túc xem xét và cải thiện tình trạng này cho bé. Nó có thể gây ra các bệnh lý: suy dinh dưỡng, còi xương, kém phát triển chiều cao,... ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.
Điểm qua các giai đoạn bé biếng ăn
- Giai đoạn từ 3-4 tháng tuổi: lúc này trẻ đang bắt đầu tập lẫy, cứng đầu cứng cổ và tò mò về mọi điều xung quanh mình.
- Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên: đây là độ tuổi lý tưởng để bé bắt đầu ăn dặm nhiều món ăn mới (theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng).
- Giai đoạn cột mốc 9-10 tháng tuổi: giai đoạn bé bắt đầu tập bò, tập đi đứng và quan trọng nhất là mọc răng. Nhiều thứ khiến bé dễ bị phân tâm và khó tập trung vào những bữa ăn.
- Giai đoạn từ 2-3 tuổi: bé bắt đầu được đi nhà trẻ, nhiều yếu tố thay đổi như môi trường, chế độ ăn, người cho ăn,... dẫn tới việc ảnh hưởng đến chế độ và thói quen ăn uống hàng ngày của bé.
Hướng dẫn bố mẹ các cách để cải thiện tình trạng biếng ăn ở bé
Thông thường, tình trạng biếng ăn hay xuất hiện ở trẻ nhỏ và rất dễ dàng để đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu quả. Có một vài thói quen mà bố mẹ có thể rèn luyện cho bé vừa tạo được tính kỷ luật, vừa kích thích vị giác tốt cho trẻ. Cụ thể các bí quyết dưới đây:
Để trẻ tự do, chủ động hơn trong việc ăn
Việc bé biếng ăn luôn là vấn đề đau đầu cho nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên nếu bố mẹ nóng giận và thúc ép trẻ ăn nhanh chóng cũng sẽ gây ra làm phản lại tác dụng. Khi ấy, nếu trẻ có thái độ không hợp tác, nhất quyết không chịu ăn phần của mình thì bố mẹ hãy để thoải mái con ăn từ từ, chậm rãi và thử động viên, cổ vũ con ăn giỏi.
Phân chia các bữa ăn hợp lý
Bố mẹ có thể tham khảo phương pháp “bỏ đói” để cải thiện tình trạng biếng ăn cho con. Trong phương pháp đó quy định tăng số bữa ăn phụ trong ngày và giảm lượng thức ăn với từng bữa riêng, để con không cảm thấy áp lực mỗi lần đến bữa ăn. Việc này vừa có thể cung cấp kịp thời, đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, vừa để bé có cảm giác đói muốn ăn hơn.
Chế biến món ăn hấp dẫn và đúng khẩu vị con
Đôi lúc việc trẻ biếng ăn cũng xuất phát từ việc bé phải ăn nhiều món bé không thích. Khi này, bố mẹ thường xuyên thay đổi thực đơn cho bé, mục đích tìm được đâu là món trẻ thích thú ăn. Từ đó sẽ chế biến nhiều hơn cho trẻ ăn.
Tập cho bé sự tập trung và kỷ luật trong bữa ăn
Trong bữa ăn, bố mẹ quy định việc ăn cần sự tập trung và không diễn ra hoạt động khác: xem tivi, chơi trò chơi... để bé hình thành việc chủ động và hoàn thành quá trình ăn uống từ 30-40 phút.
Trên đây tổng hợp tất cả thông tin liên quan tới nội dung các giai đoạn bé biếng ăn và đưa ra cách cải thiện tình trạng biếng ăn.
Hy vọng rằng có thể giúp ích cho các bậc phụ huynh tham khảo và thực hiện thành công với trẻ nhà mình. Mẹ tham khảo thêm tại Fitobimbi nhé!