Biên phòng - Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới nâng cấp độ phòng, chống Covid-19 ở mức cao nhất, thường trực sẵn sàng chiến đấu, tăng cường tuần tra kiểm soát, siết chặt quản lý biên giới, đường mòn, lối mở, ngăn chặn, xử lý hiệu quả hoạt động nhập cảnh trái phép qua biên giới.
Các đơn vị Biên phòng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền, phát động nhân dân khu vực biên giới chủ động phòng ngừa dịch bệnh, tố giác người nhập cảnh trái phép, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan qua biên giới vào cộng đồng.
Đồn Biên phòng Ba Sơn, BĐBP Lạng Sơn phát hiện, tạm giữ các công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. Ảnh: Quang Trung
Cán bộ Đồn Biên phòng Quan Lạn, BĐBP Quảng Ninh tuyên truyền, vận động công nhân làm việc trên đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh ở lại đảo để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh:Trương Hùng
Đồn Biên phòng Hải An, BĐBP Quảng Trị tiến hành phun khử khuẩn để phòng, chống dịch Covid-19 trong đơn vị. Ảnh: Đức Tuấn
Cán bộ Đồn Biên phòng Đắk M’Bai, BĐBP Đắk Nông tuyên truyền cho người dân trên địa bàn về phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Văn Hoàng
Cán bộ chốt phòng, chống dịch số 2, Trạm Biên phòng cửa khẩu Phú Mỹ, Biên phòng cửa khẩu cảng thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra thân nhiệt cho người lao động làm việc tại cảng Phú Mỹ. Ảnh: Hồ Phúc
Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Lai Châu tăng cường tuần tra, kiểm sát tại các đường mòn, lối mở trên biên giới. Ảnh:Khắc Kiên
Bình đẳng giới sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi.
6 năm liền là đơn vị Quyết thắng, được tặng nhiều Bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh BĐBP và UBND tỉnh Bình Phước..., chuỗi thành tích mà Đồn Biên phòng Lộc Thiện, BĐBP Bình Phước đạt được trong những năm gần đây là nhờ nỗ lực không mệt mỏi của đơn vị trong xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh và phát triển.
10 tỉnh, thành phố đã qua 19 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng gồm: Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
“Bộ đội làm việc trong môi trường công tác đặc thù, việc bảo đảm các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ giúp họ thêm yên tâm công tác, vững tay súng vì sự bình yên của Tổ quốc và Nhân dân” - Đại tá Trương Văn Thanh, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 214 (Quân khu 3) cho biết.
Bản tin 18 giờ ngày 3-3 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết Việt Nam có thêm 7 ca mắc mới (BN2476-2482), trong đó 5 ca ghi nhận tại Hải Dương đều là trường hợp F1, 2 ca tại Kiên Giang đã cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Trong những năm gần đây, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên nói chung, các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được bảo tồn, phát huy, tạo dấu ấn đậm nét không chỉ trong nước, khu vực mà lan tỏa ra tầm thế giới, điển hình là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là thành quả của một quá trình vượt khó vươn lên, thể hiện sự quan tâm, chăm lo sâu sắc của Đảng, Nhà nước, với quyết tâm không để bất cứ ai bị bỏ lại phía sau...