Biên phòng - Đó là thông tin từ Hội thảo “Triển khai Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức vào sáng 19-9, tại Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì Hội thảo.
![]() |
Trẻ em mầm non vùng dân tộc thiểu số là người hưởng lợi trực tiếp từ Dự án này. |
Được biết, đây là dự án ODA đầu tiên cho Giáo dục Mầm non Việt Nam. Tổng số vốn của dự án là 100 triệu USD, từ nguồn vốn vay từ ngân hàng Thế giới. Các hoạt động của dự án bao gồm hỗ trợ bao gồm 230.000 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non; hỗ trợ công tác đánh giá chất lượng của hơn 5400 trường mầm non; Đồng thời thực hiện chính sách cho giáo viên ngoài biên chế và hơn 800.000 trẻ em từ 3 đến năm tuổi có hoàn cảnh khó khăm, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm
Hội nghị đã nghe báo cáo đánh giá phát triển trẻ thơ ở Việt Nam năm 2013. Theo đó, ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số các địa phương đã lựa chọn nội dựng kế hoạch thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp điều kiện thực tế, tập trung ưu tiên huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số. Trong năm học 2012-2013, cả nước có 604 lớp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em dân tộc. Số trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi nầm non là hơn 1,3 triệu trẻ, số được đến trường là 656,514 trẻ , đạt tỉ lệ 49,9%.
Từ những kết quả điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ngân hàng Thế giới cho thấy các nhóm trẻ có tỷ lệ thiếu hụt và có nguy cơ bị thiếu hụt các lĩnh vực như: Sức khỏe và thể chất, năng lực xã hội, phát triển, tỉnh cảm, ngôn ngữ lĩnh vực kỹ năng giao tiếp và hiểu biết chung hầu hết tập trung chủ yếu ở trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em ở vùng kinh tế xã hội kém phát triển.
Để khắc phục tình trạng trên, các đại biểu tham dự hội nghị đã nhất trí sẽ ưu tiên các nguồn lực của dự án và sẽ có các hành động can thiệp đặt biệt cho nhóm trẻ này nhằm nâng cao mức phát triển và sẵn sàng đi học của trẻ em dân tộc thiểu số góp phần cải thiện nguồn lao động chất lượng ở các vùng sâu, vùng xa...