Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Chủ nhật, 04/06/2023 10:20 GMT+7

Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Cách điều trị tránh rủi ro

Biên phòng - Thiếu máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Tuy nhiên bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cách bạn đối phó với căn bệnh này.

Thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cục bộ cơ tim, bệnh mạch vành là bệnh lý xảy ra khi lượng máu đến nuôi tim bị giảm. Khi tim bị thiếu máu nuôi dưỡng, cơ thể sẽ báo hiệu bằng nhiều triệu chứng, điển hình nhất là cơn đau thắt ngực.

Dù thiếu máu cơ tim có thể làm giảm tuổi thọ nhưng theo các chuyên gia, người bệnh vẫn có thể sống thọ 70 - 80 tuổi hoặc lâu hơn. Điều quan trọng là họ cần hiểu đúng về mức độ nguy hiểm của bệnh và biết cách điều trị sớm để giảm rủi ro cho mình.

Hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng do thiếu máu cơ tim gây ra.

Bệnh thiếu máu cơ tim rất nguy hiểm - chớ chủ quan

Thiếu máu cơ tim nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim… Trong số đó, biến chứng dễ gây tử vong nhất là nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm do thiếu máu cơ tim gây ra

  • Nhồi máu cơ tim: Người bệnh thiếu máu cơ tim có nguy cơ hình thành cục máu đông rất cao. Khi cục máu đông xuất hiện, động mạch vành có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim là một biến chứng rất nguy hiểm. Do đó nếu thấy dấu hiệu nghi ngờ như đau thắt ngực > 15 phút, đau lan ra hàm, cánh tay, khó thở, vã mồ hôi lạnh… người bệnh cần gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện gần nhất.
  • Rối loạn nhịp tim: Thiếu máu nuôi tim cũng có thể khiến tim đập rối loạn. Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ thấy tim đập hơi nhanh hơn bình thường kèm hồi hộp, trống ngực nhưng trường hợp nặng có thể gây rung thất, đột tử do tim.
  • Suy tim: Thiếu máu cơ tim khiến tim bị thiếu dinh dưỡng lâu ngày và dần suy yếu. Tuy không đe dọa tính mạng ngay lập tức nhưng biến chứng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Suy tim nặng khiến người bệnh giảm khả năng gắng sức, bị khó thở, mệt mỏi ngay khi nghỉ ngơi và phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình.
Các biến chứng thiếu máu cơ tim ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Những ảnh hưởng của thiếu máu cơ tim tới cuộc sống của người bệnh

Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, thiếu máu cơ tim còn gây suy giảm chất lượng cuộc sống người mắc. Tất cả người bệnh, dù có cơn đau ngực (thiếu máu cơ tim điển hình) hay không có cơn đau ngực (thiếu máu cơ tim thầm lặng) đều than phiền rằng mình không thể sinh hoạt làm việc như bình thường.

Ban ngày, họ cảm thấy mệt mỏi, làm việc gắng sức là thấy khó thở, ngực đau thắt hoặc căng tức khó chịu, leo cầu thang vài tầng hay xách giỏ đồ nặng đi chợ cũng thấy hụt hơi, phải dừng lại để thở; đêm thì khó ngủ, trằn trọc. Đó là chưa kể đến nỗi lo lắng không biết mình lúc nào sẽ bị nhồi máu cơ tim, trở thành gánh nặng cho gia đình.

Cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim hiệu quả

Có một sự thật là bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào cách điều trị của mỗi người bệnh. Những người bệnh thiếu máu cơ tim điều trị tốt, nguy cơ gặp biến chứng là rất thấp.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, tuân thủ điều trị tốt không chỉ là uống thuốc theo đơn. Tuân thủ điều trị tốt còn bao gồm không bỏ quên những giải pháp không dùng thuốc khác và can thiệp phẫu thuật khi cần.

Thuốc điều trị thiếu máu cơ tim

Dùng thuốc là phương pháp được bác sĩ ưu tiên trong điều trị thiếu máu cơ tim.

Các thuốc điều trị thiếu máu cơ tim thường dùng là thuốc chẹn beta, chẹn canxi, nitrat, thuốc chống đông. Khi dùng các thuốc này, ngoài uống đúng liều, bạn cần lưu ý:

  • Thuốc chẹn beta (Acebutolol, Atenolol, Bisoprolol…): Không ngừng thuốc đột ngột vì có thể làm cơn đau thắt ngực trầm trọng hơn.
  • Thuốc nitrat (Nitroglycerin…): Luôn ngồi xuống trước khi dùng thuốc để tránh bị tụt huyết áp. Nếu dùng Nitroglycerin dạng xịt, cần xịt dưới lưỡi và không xịt thuốc quá 3 lần trong vòng 15 phút.
  • Thuốc chống đông (Aspirin, Clopidogrel, Warfarin…): Cần theo dõi chỉ số đông máu INR và tránh các hoạt động có thể gây chảy máu như tiểu phẫu, nhổ răng, tiếp xúc với đồ sắc nhọn.

Can thiệp đặt stent hoặc phẫu thuật

Khi mạch vành bị tắc hẹp nặng mà dùng thuốc không hiệu quả hoặc thường xuyên có cơn đau thắt ngực không ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Đặt stent là phương pháp được ưu tiên hơn. Tuy nhiên sau đặt bạn vẫn cần dùng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc khác để tránh tái tắc hẹp.

Người bệnh thiếu máu cơ tim chỉ nên đặt stent khi có chỉ định.

Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống

Lối sống khoa học và lành mạnh là điều cần thiết để tránh bệnh thiếu máu cơ tim trầm trọng hơn. Cụ thể bạn cần:

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn muối, đường và đồ chiên xào.
  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá, giữ tâm lý thoải mái, thư giãn.
  • Tập thể dục hàng ngày, tốt nhất là đi bộ và tăng dần cường độ mỗi ngày để phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành, từ đó giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Sử dụng cây thuốc nam điều trị thiếu máu cơ tim

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng: việc sử dụng thêm các thảo dược, cây thuốc nam sẽ giúp người bệnh thiếu máu cơ tim nâng cao hiệu quả điều trị. Đặc biệt mới đây, Viện Hàn Lâm Khoa học Nga đã tìm ra thêm 1 chiết xuất mới từ Thông Dahurian có khả năng giúp tăng lưu thông máu đến tim tốt hơn.

Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất Thông Dahurian không chỉ giúp giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cục máu đông tại các động mạch lớn mà còn hỗ trợ tăng lượng máu đến từng mạch máu nhỏ nuôi tim. Khi cơ tim được nuôi dưỡng tốt hơn, người bệnh sẽ giảm triệu chứng (đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi…) và biến chứng nhanh hơn.

Tại Việt Nam, chiết xuất Thông Dahurian đã được ứng dụng trong TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum. Đây là sản phẩm thảo dược hiếm hoi chuyên dùng cho người bệnh thiếu máu cơ tim - mạch vành.

Bên cạnh đó, Ích Tâm Khang Platinum còn được phát triển trên nền công thức của Ích Tâm Khang. Đây là sản phẩm hiếm hoi được bệnh viện 108 kiểm chứng hiệu quả giúp giảm đau ngực, khó thở, ho khan, giảm xơ vữa mạch, cholesterol. Kết quả nghiên cứu còn được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada. Để được tư vấn thêm về Ích Tâm Khang Platinum, bạn hãy liên hệ tới tổng đài 0964 781 912.

Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ bị thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không. Đừng quên kiểm soát thiếu máu cơ tim ngay từ hôm nay với TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum nhé.

Nguyễn Ngọc

Tham khảo: mayoclinic.org, ncbi.nlm.nih.gov

Bình luận

ZALO