Biên phòng - Đó là chủ đề của Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay được triển khai trong tháng 12.
- Tuyên truyền về dân số, phòng chống HIV/AIDS bằng hình thức sân khấu hóa
- Phát động giải Báo chí Quốc gia về Phòng chống HIV/AIDS lần thứ V
- Cải thiện hệ thống thông tin phòng chống HIV/AIDS
- Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ phòng, chống HIV/AIDS
- Chiến dịch phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam: Cần nhân rộng các chương trình can thiệp giảm tác hại
- Tạo cơ hội cho người dân miền núi - dân tộc tiếp cận các dịch vụ phòng, chống, điều trị HIV/AIDS

“Mục tiêu 90-90-90” có nghĩa là có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình (nghĩa là chúng ta phải phát hiện được 90% số người nhiễm HIV trong cộng đồng); 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng ARV và 90% số người được điều trị bằng ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp (dưới ngưỡng ức chế) để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác. Ba mục tiêu này được gọi tắt là Mục tiêu 90-90-90 của Liên hợp quốc.
Theo Cục phòng chống HIV/AIDS, đây là năm thứ 2 liên tiếp Việt Nam tiếp tục chọn chủ đề này là do xuất phát chủ yếu từ tình hình thực tế. Mặc dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn.
Việc kiểm soát sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng, tiếp tục làm giảm nhanh, tiến tới thực hiện thành công mục tiêu 90-90-90 vẫn là ưu tiên của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Tháng Hành động quốc gia sẽ được triển khai từ Trung ương đến địa phương, tập trung truyền thông theo Chủ đề của Tháng. Theo đó, hội thảo thường niên về "Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức xã hội với các đối tác trong phòng, chống HIV/AIDS" trong 2 ngày, 1 và 2-12, tại Hà Nội với mục đích nâng cao vai trò và vị thế của các các tổ chức góp phần thực hiện chung 90-90-90 trong phòng, chống HIV/AIDS.
Cục Phòng chống HIV/AIDS sẽ phối hợp với Hội nhà báo Việt Nam tổ chức giải báo chí toàn quốc về HIV/AIDS lần thứ 5. Đây là hoạt động tổ chức hai năm một lần. Mục đích khuyến khích các phóng viên báo chí tăng cường truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và lựa chọn ra những tác phẩm tiêu biểu để trao giải. Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 9-12, tại Bắc Ninh.
Trước đó, lễ mít tinh và diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS năm 2016 vào sáng 27-11 tại TP Đà Nẵng.
Sau Lễ mít tinh, diễu hành, các đại biểu tham dự Hội nghị triển khai Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày 15-11-2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thanh toán thuốc kháng vi rút được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng vi-rút HIV. Đây là chủ trương quan trọng nhằm ứng phó kịp thời để duy trì và tăng số người nhiễm HIV được điều trị sau khi các nguồn tài trợ quốc tế rút đi.
Vào tối 25-11 đã diễn ra sự kiện trao giải thưởng Dải băng đỏ tại TP Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ 2, Giải thưởng Dải băng đỏ được tổ chức nhằm chống phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS và nâng cao hình ảnh, vị thế, vai trò của người sống với HIV và nhóm dễ bị tổn thương, với chủ đề “Bảo hiểm y tế với người sống với HIV và các nhóm dễ tổn thương”. Lễ trao giải sẽ được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, do PEPFAR tại Việt Nam hỗ trợ.
Bên cạnh đó, Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng phối hợp với một số tỉnh, thành phố tổ chức lưu diễn vở kịch "Ba trong một" phần 2 tại một số địa phương, do PEPFAR tại Việt Nam tài trợ Nhà hát kịch Việt Nam dàn dựng, biểu diễn. Vở kịch đem đến những thông điệp nhân văn nhằm chống phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người mại dâm và vận động người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.
N.B