Đường dây nóng: 0983449277 - 0913303903 - 0912325336Thứ bảy, 27/07/2024 08:18 GMT+7

Tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng đối ngoại Biên phòng

Biên phòng - Lịch sử hàng nghìn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, dựng nư­ớc phải gắn chặt với giữ nư­ớc. Do đó, trong tâm thức của mỗi ngư­ời dân Việt Nam, biên cư­ơng nơi địa đầu Tổ quốc là thiêng liêng phải được bảo vệ vững chắc. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các lực l­ượng vũ trang, trong đó, BĐBP giữ vai trò chuyên trách, nòng cốt.

r10s_4b
BĐBP Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An (Việt Nam) và Công an tỉnh Hủa Phăn (Lào) hội đàm hợp tác đảm bảo an ninh biên giới, phối hợp phòng chống ma túy và tội phạm qua biên giới. Ảnh: Minh Quân

Lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm nay, ông cha ta đã có chính sách ngoại giao với các nước láng giềng rất linh hoạt, mềm dẻo và có những kế sách phương lược, Biên phòng quan trọng tạo nên thế và lực, sức mạnh cả vật chất, tinh thần của đất nước. Tuy nhiên, do những tồn tại của lịch sử, tình hình trên các tuyến biên giới, vùng biển nước ta còn nhiều vấn đề phức tạp do lịch sử để lại. Ngay sau khi giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động phối hợp với các nước láng giềng và các nước có liên quan để giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết. Vì vậy, tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị tạo môi trường ổn định phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, Chủ quyền, an ninh biên giới là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Chính vì vậy, biên giới, khu vực biên giới là địa bàn chiến lược quan trọng phải đư­ợc bảo vệ vững chắc. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các lực l­ượng vũ trang, trong đó, BĐBP giữ vai trò chuyên trách. Quán triệt tư duy mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nâng cao chất lượng công tác tổ chức nắm vững tình hình và đấu tranh chống các loại tội phạm. Thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, xây dựng “thế trận lòng dân”, mạng lưới cơ sở bí mật...; kết hợp nắm tình hình từ xa với quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, hướng và địa bàn trọng điểm, trọng tâm là nắm âm mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, nhất là hoạt động tình báo, gián điệp, xâm nhập của bọn phản động lưu vong, móc nối với phần tử chống đối trong nước và các loại tội phạm hình sự  buôn bán, vận chuyển các chất ma túy, chất nổ, vũ khí, tiền giả, mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới.

Để góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở những khu vực trọng điểm trên các tuyến biên giới. Trong hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề về chủ quyền, an ninh biên giới, lãnh thổ cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Trước hết, cần nắm vững pháp luật và tập quán quốc tế, đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ. Đảng và Nhà nước ta khẳng định nhất quán: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau”. Đây là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt và là định hướng cho các cấp, các ngành, các lực lượng quán triệt và thực hiện trong quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển với các nước láng giềng, khu vực. Vì vậy, để giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng giềng, chúng ta phải dựa trên các nguyên tắc chung của luật pháp, tập quán quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta để thỏa thuận với từng nước láng giềng về những nguyên tắc cụ thể nhằm tìm ra giải pháp cơ bản, hài hòa và hợp lý.

Ngăn chặn các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thủ địch gây chia rẽ quan hệ truyền thống giữa nước ta với các nước láng giềng và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Hai là, phải quán triệt mục tiêu, nguyên tắc, phương châm trong giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển với các nước có liên quan. Giải quyết các vấn đề về biên giới, vùng biển là công việc vô cùng khó khăn, phức tạp, rất căng thẳng vì đụng chạm đến lợi ích của các quốc gia. Vì vậy, quá trình giải quyết các vấn đề có liên quan đến biên giới, lãnh thổ phải bảo đảm các mục tiêu: Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia; bởi vì, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia là vấn đề thiêng liêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, khái niệm về chủ quyền quốc gia còn có nội dung lớn hơn, bao gồm nhiều lĩnh vực, như: Chủ quyền về lãnh thổ, kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại...

Ngày nay, thời kỳ hội nhập quốc tế, mở rộng đối ngoại đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục củng cố, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Đồng thời, loại bỏ những sơ hở, những điều kiện mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng vấn đề biên giới, lãnh thổ, chủ quyền trên vùng biển để tạo cớ can thiệp, gây mất ổn định tình hình đất nước. Vì vậy, trong quan hệ quốc tế, đặc biệt với các nước láng giềng và các nước trong khu vực, các cấp, các ngành và mỗi người dân cần quán triệt tốt mục tiêu, yêu cầu này; tránh xung đột, đối đầu, gây căng thẳng làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ chung.

Ba là, tiếp tục xây dựng, củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa lực lượng bảo vệ biên giới nước ta với lực lượng bảo vệ biên giới các nước láng giềng.?Trên cơ sở đó để cùng nhau phối hợp giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển. Muốn vậy cần thiết lập các cơ chế phối hợp trong quản lý bảo vệ biên giới, trong xử lý giải quyết các vấn đề có liên quan đến biên giới lãnh thổ, an ninh trật tự; các yếu tố an ninh phi truyền thống có thể xảy ra trên biên giới gây ảnh hưởng đến mỗi quốc gia làm cơ sở để giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trên biên giới.

Duy trì thực hiện các hiệp định, quy chế biên giới và đấu tranh phòng, chống tội phạm cùng nhau giải quyết kịp thời những vấn đề xảy ra trên biên giới mềm dẻo, linh hoạt đúng hiệp định, quy chế biên giới, không để xảy ra đối đầu, căng thẳng. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, trao đổi thông tin, thông báo tình hình để xây dựng lòng tin, sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau cùng hướng đến mục tiêu chung xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Đại tá, PGS, TS KHQS Trần Nam Chuân

Bình luận

ZALO