Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, nhưng hậu quả của chất độc hóa học gây ra còn lâu dài, đời sống của nạn nhân, gia đình nạn nhân còn rất khó khăn. Chính vì vậy, những năm qua, bằng nhiều nguồn lực và hành động thiết thực, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cùng chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt cho các nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) và gia đình có thêm động lực vượt qua khó khăn, bệnh tật, ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh Đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, sự hợp tác, giúp đỡ của các địa phương để phát triển kinh tế vùng nhanh và bền vững hơn, giàu có, trù phú hơn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương bố trí kinh phí từ vốn ngân sách Nhà nước, Quỹ Phòng, chống thiên tai (PCTT) và nguồn vốn xã hội hóa, đồng thời lồng ghép nội dung PCTT vào các chương trình, đề án, dự án liên quan và quy hoạch, kế hoạch phát triển của các bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Thông tư số số 10/2021/TT-BKHĐT ngày 22-12-2021 của Bộ Kế hoạch và đầu tư để triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT quốc gia đến năm 2025.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, để giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu cực đoan gây ra, các địa phương cần xây dựng các kế hoạch, chiến lược, hành động kịp thời ngay từ bây giờ.
Chiều 23-2, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) tổ chức Hội nghị bàn giải pháp PCTT khu vực miền Trung và Tây Nguyên theo hình thức trực tuyến với trên 250 điểm cầu.
Việt Nam là một trong 6 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu, những thảm họa thiên tai đã khiến hơn 13 nghìn người tử vong và gây thiệt hại khoảng 6,4 tỷ USD trong 2 thập kỷ qua. Hệ quả này do chính con người tác động vào thiên nhiên, gây hiệu ứng nhà kính và làm trái đất nóng lên, nước biển dâng.
Năm 2021, cũng như nhiều địa phương khác, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Cùng với đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hạn hán và nước mặnxâmnhập. Dù vậy, huyện đã nỗ lực để phát triển kinh tế - xã hội ổn định, thực hiện các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Qua đó, đời sống đồng bào không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Bày tỏ ấn tượng trước những cam kết mạnh mẽ của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26, Đại sứ Gareth Ward cho biết nhiều công ty Anh mong muốn đầu tư vào lĩnh vực điện Mặt Trời, điện gió tại Việt Nam.
Đó là khẳng định của đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác dân tộc năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 được Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức ngày 19-1 tại Hà Nội.
Kế hoạch nhằm tăng quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đảm bảo phòng ngừa, cảnh báo, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại.
Bốn tiêu chí xác định huyện nghèo gồm: tỷ lệ hộ nghèo, trình độ phát triển kinh tế-xã hội; thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện; huyện thuộc khu vực miền núi, vùng cao, biên giới...
Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp để đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021.
Sáng 17-11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ ký kết Công hàm trao đổi cho Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu cho trẻ em” với sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai (PCTT).
Phát biểu tại hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (BĐKH) tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (COP26), ngày 1-11-2021, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã cho biết, Việt Nam quyết tâm và cam kết mạnh mẽ về phát thải ròng bằng 0. Lời khẳng định này thể hiện sự đóng góp tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong ứng phó với BĐKH.
Tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đầu tháng 10-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hoan nghênh, biểu dương, đánh giá cao và trân trọng cảm ơn những nỗ lực, đóng góp to lớn, những nghĩa cử cao đẹp của đồng bào, đồng chí, chiến sĩ… trong phòng, chống đại dịch Covid-19 thời gian qua; tôn vinh đồng bào, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng nơi tuyến đầu phòng chống dịch (PCD), nhất là ngành y tế, các lực lượng vũ trang và cán bộ cơ sở đã dũng cảm hy sinh quên mình vì sinh mệnh, sức khỏe và cuộc sống yên bình của nhân dân.