Dông lốc làm 265 ngôi nhà bị tốc mái và sập
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An mưa lớn kèm dông lốc xảy ra vào ngày 31/10, làm 14 nhà sập hoàn toàn, 251 nhà bị tốc mái.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An mưa lớn kèm dông lốc xảy ra vào ngày 31/10, làm 14 nhà sập hoàn toàn, 251 nhà bị tốc mái.
Lần nào có dịp về huyện vùng cao Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), tôi cũng tranh thủ thời gian để đi về các thôn của người dân tộc Cor dọc theo dòng con sông Kót thuộc xã Trà Kót. Tôi luôn ấn tượng với một loại nhạc cụ nhỏ như chiếc đũa ăn cơm, nhưng âm thanh của nó rung lên rất đặc trưng, làm say đắm lòng người được bà con gọi là Amáp. Giữa rừng núi thâm u của đại ngàn Trường Sơn, mỗi lần nghe Amáp, âm thanh đó cứ thôi thúc tôi suốt cuộc hành trình dài trong những lần điền dã...
Đến thôn 1, xã Trà Kót (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) hỏi đến ông Phạm Lâm, bà con dân tộc Cor nơi đây luôn ngợi khen ông là người có uy tín, có nếp sống giản dị, hòa đồng và thân thiện với mọi người. Đặc biệt, nhằm gìn giữ và phát triển nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình, ông Lâm đã làm ra các sản phẩm như gùi, rổ, rá… để bán, trao đổi với bà con trong vùng. Nhờ vậy, đã giúp cho ông có thêm nguồn thu nhập và góp phần “truyền lửa” cho thế hệ trẻ trong thôn gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ở vùng cao thôn 1, xã vùng cao Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, ai cũng biết già Trần Văn Trân, 80 tuổi, dân tộc Cor, người luôn ngày đêm nỗ lực gìn giữ, bảo tồn, từ đó, góp phần làm hồi sinh nền văn hóa truyền thống của đồng bào Cor trên dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Chúng tôi đến thôn 1, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vào một ngày sau Tết Nhâm Dần 2022. Chiều về, dọc hai bên con đường dẫn về xã và ở những khoảnh sân nhà, đồng bào dân tộc Cor vùng cao nơi đây lại tất bật với công việc phơi cây đót tràn ngập hương hoa. Cây đót, “lộc của rừng” đã và đang đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con vùng cao Trà Kót.
Từ lâu, các xã Trà Giác, Trà Nú và Trà Kót, thuộc huyện vùng cao Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) là địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc Cor. Cùng với các loại hình văn hóa truyền thống, thì nghề đan lát của đồng bào Cor làm từ cây tre, lồ ô, mây đã tạo nên những sản phẩm đan lát tinh tế và bền chắc, trong đó có đan xui phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vận chuyển cho bà con trong vùng. Đến nay, nghề đan xui vẫn còn được người Cor nơi đây gìn giữ, tạo nên những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt trong cộng đồng.
Theo chân anh Trần Văn Trung, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Kót, chúng tôi ghé thăm ông Lê Xuân Diệu (71 tuổi), dân tộc Cor ở thôn 1, xã Trà Cót khi ông đang cắt đo những thanh tre để chế tác nhạc cụ. Bỏ dở công việc làm đàn, ông tiếp chuyện chúng tôi.
Vượt quãng đường gần 73km từ thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi về thăm thôn 1, nằm bên bờ Bắc của dòng sông Kót, thuộc xã Trà Kót, một xã vùng sâu thuộc huyện Bắc Trà My để tìm hiểu những cống hiến của nghệ dân dân tộc Cor nơi đây trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Trong một chuyến công tác về xã miền núi Trà Kót của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đúng vào dịp người dân trong làng đang tất bật chuẩn bị cho lễ hội cầu mưa, chúng tôi may mắn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp xuân thì, sự dịu dàng, uyển chuyển của những thiếu nữ Cor trong trang phục truyền thống.
Vào ngày đầu tháng 5-2019, tôi về xã Trà Kót, huyện Trà My, tỉnh Quảng Nam trong cơn mưa chiều nặng hạt. Sau cơn mưa, bầu trời vùng cao trở nên thoáng mát và con đường dẫn về nhà già Nguyễn Thanh Nghĩa (76 tuổi), ở thôn 2 ngút ngàn một màu xanh của những vườn keo lai lá tràm mát rượi. Ở đó, chúng tôi còn được khám phá nét văn hóa truyền thống của dân tộc Cor do già Nghĩa đang ngày đêm tâm huyết gìn giữ và bảo tồn…
Ngoài các món ẩm thực, trang phục độc đáo rực rỡ sắc màu cùng những làn điệu dân ca đến điệu múa kađấu của phụ nữ Cor làm xao xuyến lòng người, thì nghề đan lát truyền thống - một nghề có từ rất lâu đời đến nay vẫn còn được lưu giữ đã tạo nên những nét đặc sắc riêng biệt.
Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Trường Sơn, Tây Nguyên, tộc người Cor ở Quảng Nam cũng có riêng một nền văn hóa truyền thống lâu đời với những lễ hội đặc sắc, đặc biệt là Tết Giã rạ. Giã rạ là xa a-ní, tức ăn Tết hay lễ lúa lên chòi, là lễ tổng kết của một mùa lúa, tạ ơn thần linh và là dịp để mọi người trong nóc gặp gỡ, vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả, nặng nhọc…
Trong sự phát triển chung của xã hội, hiện nay, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc đang dần bị mai một, tuy nhiên, những năm qua, cộng đồng các dân tộc ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã phát huy sức mạnh đoàn kết, khơi dậy nội lực và tiềm năng, phát triển kinh tế gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa, mang đậm đà bản sắc riêng.
Cũng như đồng bào các dân tộc thiểu số sống trên dãy Trường Sơn, tộc người Cor ở huyện miền núi Bắc Trà My (Quảng Nam) có riêng một nền văn hóa đặc sắc. Những tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống và các loại nhạc cụ khác như đàn vơró, đàn kađlóc, kèn amáp, sáo tà lía, kèn ra ngoái (kèn môi)... hay những làn điệu dân ca mộc mạc chân tình và đặc biệt là điệu Xađru đã làm nên một bản sắc văn hóa riêng biệt của người Cor.
Cách dòng sông Kót hơn 500m, nằm ẩn mình dưới chân núi Răng Cưa, bao đời nay, người Cor thôn 2A, xã Trà Kót, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tự hào khi được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ, cùng sắc màu độc đáo của những lời ca, tiếng đàn níu giữ bước chân những người đến từ phương xa...