Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là bước đầu tiên của quá trình hình thành ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, Bộ Quốc phòng đã triển khai toàn diện, đồng bộ các nội dung Đề án “Phát huy vai trò của lực lượng QĐND tham gia công tác PBGDPL, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027” (gọi tắt là Đề án 1371) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của các cơ quan, đơn vị. Nhờ đó, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng bài bản và đi vào nền nếp; ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, Đồn Biên phòng MườngLạn, BĐBP Sơn La đã triển khai có hiệu quả công tác vận động quần chúng, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa bàn biên giới.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước xác định đây là vấn đề cấp bách cần giải quyết ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tránh vùng này bị tụt hậu xa hơn so với cả nước.
“Ở Việt Nam, chúng ta sẽ không có truyền thống dân tộc nếu không có truyền thống trong thiết chế gia đình. Thông qua các chức năng kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, tình cảm, xã hội hóa con người..., gia đình không chỉ đóng góp tích cực vào việc sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, mà còn có vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn, bảo toàn, phát triển và chuyển tiếp các giá trị của dân tộc cho các thế hệ mai sau” - Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Quý, Chủ tịch Quỹ Văn hiến Việt Nam nhấn mạnh.
“Con gái ở đây 15 tuổi mà chưa lấy chồng là coi như bị ế rồi, không người con trai nào tới tìm hiểu nữa. Chính vì quan niệm cổ hủ ấy mà nhiều trẻ em gái bỏ học đi lấy chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn” - anh Sồng A Dia, Trưởng bản Pu Hao, xãMườngLạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La nói với chúng tôi trong tiếng thở dài. Hệ lụy của tình trạng đó là nhiều trẻ em cả gái và trai bỏ học sớm, không có cơ hội phát triển bản thân và tạo nhiều gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Nghe tin em Thào Trạ Pó (dân tộc Mông, sinh năm 2004) đậu đại học với số điểm rất cao, bà con ở xãMườngLạn và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng MườngLạn, BĐBP Sơn La đều cảm thấy rất vui. Cuối cùng, cậu học trò nhỏ là “Con nuôi đồn Biên phòng” đã vượt qua khó khăn, thực hiện được ước mơ trở thành tân sinh viên Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 05), những năm qua, các chi, đảng bộ và toàn thể cán bộ, đảng viên, chiến sĩ BĐBP Sơn La đã cụ thể hóa việc học tập và làm theo Bác bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị.
Hòa chung không khí phấn khởi, sôi nổi của học sinh cả nước trước thềm năm học mới, những ngày qua, tại các đồn Biên phòng, các em học sinh là “con nuôi đồn Biên phòng” và được nhận đỡ đầu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” đã được những người lính Biên phòng quan tâm, chăm lo chu đáo. Bằng tình yêu thương vô bờ, những người lính quân hàm xanh đã và đang góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục vùng biên giới bằng việc chăm lo cho các cháu học sinh đang ở độ tuổi đến trường.
Với trách nhiệm và lòng nhiệt tình của mình, nhiều cán bộ Biên phòng đã trực tiếp đứng lớp, dạy chữ cho bà con các dân tộc trên biên giới Sơn La. Sự tận tâm của thầy giáo quân hàm xanh được bà con rất tín nhiệm và tin yêu.
Lớp học xóa mù chữ ở bản Pu Hao, xãMườngLạn, huyện Sốp Cộp mang lại cho chúng tôi cảm giác vui tươi, hạnh phúc đến lạ lùng. Tất cả học viên của lớp đều là phụ nữ người Mông ở các độ tuổi khác nhau. Họ đến lớp với khuôn mặt rạng ngời, mãn nguyện. Trò chuyện mới thấy những người phụ nữ này có những giấc mơ nhỏ, hết sức giản dị.
Lớp học xóa mù chữ được mở bởi Đồn Biên phòng Nậm Lạnh, BĐBP Sơn La ở bản giáp biên giới Việt Nam-Lào, tọa lạc trên đỉnh núi cao 1.300m so với mực nước biển. Con chữ đến với đồng bào Mông khi nhiều người không còn trẻ nhưng đã mở ra bao nhiêu điều mới mẻ, tươi sáng cho cuộc sống hiện tại và tương lai.
Chăm lo, giúp đỡ những người lầm lỡ bước ra “ánh sáng”, luôn gương mẫu đi đầu, kết nối mọi gia đình, người dân tại địa phương để cuộc sống xóm làng luôn êm ấm, thuận hòa, là cầu nối đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với bà con dân bản, là “cánh tay nối dài” của BĐBP trong phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới… Đó là ông Giàng Sộng Câu, người có uy tín bản Pu Hao, xãMườngLạn, huyện Sốp Cộp, người được ví như “cột mốc sống” nơi biên giới, đang ngày đêm góp công, góp sức bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự miền biên viễn tỉnh Sơn La.
Trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là người Mông, xã hội truyền thống vẫn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ thường chịu rất nhiều thiệt thòi, chịu sự bất bình đẳng giới (BĐG) từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội. Tuy nhiên, điều này đang dần được cải thiện với việc người đàn ông dành sự tôn trọng nhất định cho giới nữ, chia sẻ công việc nhà và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển.
Ngày 24/6, theo thông tin từ Bộ Chỉ huy BĐBP Sơn La, các đơn vị thuộc BĐBP Sơn La vừa phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện, bắt 2 vụ tàng trữ trái pháp chất ma túy trên khu vực biên giới tỉnh Sơn La.
Xác định công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, các đơn vị BĐBP luôn chủ động nắm chắc diễn biến thời tiết, xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó khi có tình huống đột xuất xảy ra. Ngay trong đợt mưa lớn vừa qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã kịp thời cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương xử lý những tình huống nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.