Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là sự kiện chính trị trọng đại thu hút sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trên mọi miền Tổ quốc. Ngay trước thời điểm diễn ra đại hội, Báo Biên phòng lược ghi một số ý kiến tâm huyết của các cán bộ, đảng viên, già làng, người có uy tín và nhân dân tại các địa phương.
BĐBP giữ vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Do địa bàn công tác của cán bộ, chiến sĩ BĐBP gắn liền với khu vực biên giới, biển đảo, nên quá trình thực hiện nhiệm vụ gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, hiện nay, chế độ, chính sách dành cho BĐBP còn nhiều bất cập, hạn chế.
XãMồSìSan, huyện Phong Thổ là một trong những xã vùng cao nơi biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Thế nhưng, với sự đồng hành, sẻ chia, giúp đỡ tận tình của những người lính Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải, BĐBP Lai Châu, thời gian gần đây, cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng biên ải này đang có những bước chuyển mình tích cực.
Những năm qua, lực lượng BĐBP luôn đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Theo Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn Bộ Tư lệnh BĐBP, từ đầu năm đến nay, các đơn vị BĐBP đã điều động hơn 2.300 lượt cán bộ, chiến sĩ với 41 lượt tàu, xuồng, ô tô các loại, phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng huy động 92 phương tiện của ngư dân tổ chức ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả 160 vụ với 33 phương tiện, cứu 216 người dân.
Vào những năm 1990, ở những bản làng người dân tộc Dao của xãMồSìSan, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, tình trạng bản “trắng đảng viên” tồn tại dai dẳng, trở thành nỗi lo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đây chính là “rào cản” khiến cho các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khó đến được với bà con. Cũng từ đó, cái đói, cái nghèo và những hủ tục cứ đeo bám lấy đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Đứng trước tình trạng đó, cấp ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải, BĐBP Lai Châu đã tăng cường nhiều cán bộ BĐBP về xã, bám bản giúp chính quyền địa phương phát triển đảng viên mới.
Vào những ngày cận Tết, khi hoa đào bắt đầu lún phún nở, người dân xãMồSìSan, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vẫn tất bật lên nương thảo quả để chuẩn bị mùa thu hoạch cuối vụ. Nhiều năm nay, người dân nơi đây vui mừng khi có thêm một nguồn thu nhập mới, đó là rừng chè cổ thụ trên đỉnh núi MồSìSan.
Chiều 5-10, tại TP Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội chợ Thương mại Lai Châu 2019. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Lai Châu (1909-2019), 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (1949-2019) và 15 năm chia tách, thành lập tỉnh Lai Châu mới.
Tỉnh Lai Châu có 23 xã biên giới giáp với nước bạn Trung Quốc. Trước đây, do trình độ năng lực của một số cán bộ ở các xã vùng biên còn hạn chế, trình độ dân trí của người dân thấp; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không đạt hiệu quả; hoạt động của các đoàn thể chưa đi vào nền nếp, quy củ; đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy Lai Châu, Đảng ủy BĐBP Lai Châu đã cử các cán bộ Biên phòng xuống giúp các xã vùng biên củng cố hệ thống chính trị; phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; nâng cao đời sống của nhân dân. Qua đó, nhân dân vùng biên giới tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Trước những thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân tại hai xã Mù Sang và Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu sau đợt mưa lũ vừa qua, ngày 5-8, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP làm trưởng đoàn đã đến thăm, trao tiền hỗ trợ cho người dân và chỉ đạo công tác khắc hậu quả tại hai địa phương này.
Hơn 20 năm gắn bó cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải, BĐBP Lai Châu trên những cung đường tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc, gìn giữ biên cương, anh Phàn Vần Lỷ luôn là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Tính đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, thành phố, các huyện, thị ở Phú Thọ đã tổ chức kết nghĩa với 100% các đơn vị BĐBP Lai Châu. Qua 5 năm, nhờ có sự đồng hành của Hội LHPN tỉnh Phú Thọ mà nhiều phụ nữ ở biên giới Lai Châu đã mở mang, phát triển, dần trở thành những người đồng hành với BĐBP trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, phát triển kinh tế, xã hội.
Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là những vùng miền núi phía Bắc, nạn tảo hôn vẫn còn tồn tại một cách dai dẳng, cùng với những tập tục lạc hậu làm cho người dân nơi đây vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn. Những cô bé, cậu bé còn đang ở tuổi ăn tuổi lớn, đã phải oằn mình với gánh nặng gia đình, cong lưng cõng những đứa con mới 2-3 tháng tuổi. Những cậu bé, cô bé nhẽ ra phải được cắp sách tới trường, giờ đây lại trở thành những “ông bố, bà mẹ” ở tuổi vị thành niên.
Những cây chè to cả người ôm, cao tới hơn 20, thậm chí 30m, mọc ở độ cao hơn 2.000m so với mặt nước biển, nằm trên đỉnh núi cao chót vót của xãMồSìSan, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Những cây chè cổ thụ hoang dại này vẫn được đồng bào Dao Đỏ nơi đây coi như “báu vật” của mình.
Không chỉ làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giúp nhân dân các xã vùng biên chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, đẩy lùi đói nghèo, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Lai Châu còn tham gia xây dựng nông thôn mới và đấu tranh với các loại tội phạm. Qua đó, góp phần giữ gìn sự bình yên nơi biên giới.
Đối với các xã, huyện biên giới thì Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm đã thực sự mang đến những vùng đất xa xôi, nghèo khó nơi phên giậu Tổ quốc một diện mạo mới. Cùng với thời gian, nông thôn mới đã trở thành mục tiêu phấn đấu, thành động lực của người dân để nâng cao đời sống của chính mình.