Nằm cách trung tâm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 30 km về phía Nam, Lìa là xã đặc biệt khó khăn, được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân tộc của hai xã A Túc và A Xing theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 17/12/2019. Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm trên 90% dân số toàn xã. Nhìn chung đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, dựa chủ yếu vào trồng sắn năng suất, giá trị không cao.
Những năm qua, BĐBP Lai Châu luôn quán triệt nhất quán quan điểm của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là “dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhân dân là chủ thể, mỗi người dân biên giới là một cột mốc sống”. BĐBP Lai Châu đã đi sâu, đi sát xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với trình độ và tập quán của người dân, khai thác tiềm năng, thế mạnh tại chỗ để xây dựng vùng biên giàu mạnh, thực sự trở thành “lá chắn thép” bảo vệ Tổ quốc.
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn biên giới có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo và ổn định cuộc sống, thời gian qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chiềng Khương, BĐBP Sơn La và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện mô hình “Ngân hàng dê” và đem lại hiệu quả thiết thực. Từ mô hình ý nghĩa và nhân văn này đã tạo động lực cho nhiều cặp vợ chồng trẻ vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Từng tàu cá rẽ sóng vào cảng sau nhiều ngày vươn khơi bám biển. Những nụ cười rạng rỡ của ngư dân trong lấp lánh ánh đèn đêm như càng tô điểm thêm cho sức sống của cả một vùng biển trước nắng bình minh.
Những năm qua, thực hiện khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, cùng với những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình địa bàn, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị đã tham gia xây dựng, củng cố hệ thống cơ sở chính trị vững mạnh ở địa bàn biên giới, nâng cao đời sống nhân dân. Những việc làm của các anh xuất phát từ trách nhiệm, tình cảm mong muốn sẻ chia của người lính mang quân hàm xanh với bà con các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô… ở miền biên viễn.
A Ngo vốn là xã nghèo nơi miền Tây Quảng Trị, những nỗ lực của chính quyền và nhân dân nơi đây đã khiến cho vùng đất biên viễn này ngày một khởi sắc, đời sống người dân đã có nhiều đổi thay đáng kể.
Những ngày này, trên mọi miền Tổ quốc, từ cực Bắc giá lạnh, qua “khúc ruột” miền Trung, tới Tây Nguyên lộng gió, đến phương Nam rực nắng, đồng bào các dân tộc đang sống trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” do BĐBP tổ chức chào đón Xuân Quý Mão 2023.
Phụ trách địa bàn 2 xã A Ngo và A Bung thuộc huyện vùng cao Đakrông, tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị đã có nhiều giải pháp phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương triển khai thực hiện tốt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Qua đó, ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống và giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong cộng động đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều.
Theo thông tin từ ông Bế Ngọc Thuấn, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, công tác phòng ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua đã thu được một số kết quả khả quan. Tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh giảm hằng năm (tỷ lệ tảo hôn 6 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 4,23% so với năm 2016 tỷ lệ tảo hôn là 6,92%), các trường hợp hôn nhân cận huyết thống không còn xảy ra.
Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc được xem là cầu nối giúp gắn kết ý Đảng với lòng dân. Đây cũng là những hạt nhân góp phần phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, gìn giữ, trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ.
Các cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc đã được hướng dẫn kỹ thuật và phương pháp canh tác nông nghiệp thân thiện với khí hậu, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp thông minh. Nhờ đó, thu nhập của người dân được cải thiện rõ rệt, tăng cường khả năng phục hồi trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ý thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng cao.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, BĐBP Quảng Trị phụ trách địa bàn 2 xã A Ngo và A Bung, huyện Đakrông, có dân số 2.200 hộ/8.812 nhân khẩu, chiếm hơn 85% là người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Kô, đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, tuổi trẻ Đồn Biên phòng CKQT La Lay đã xây dựng nhiều mô hình giúp người dân trên địa bàn phát triển kinh tế, góp phần giữ vững quốc phòng-an ninh trên miền biên cương Tổ quốc.
Với 53 năm tuổi đời, 33 năm tuổi quân, Trung tá Lò Văn Phánh, nhân viên Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Mường Lèo, BĐBP Sơn La đã dành trọn cả đời binh nghiệp gắn bó với biên giới Mường Lèo - một vùng đất xa xôi, khó khăn nhất của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
Thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, trong những năm qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên BĐBP Sơn La luôn xung kích, đi đầu trong các hoạt động, phong trào giúp dân xây dựng nông thôn mới, xây dựng bản làng văn hóa. Qua đó, thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân ngày càng gắn bó, xây dựng khu vực biên giới giàu mạnh.
Hơn 30 năm công tác, Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, BĐBP Quảng Trị luôn nỗ lực, phấn đấu và ở cương vị nào, anh cũng phát huy tốt vai trò, chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong sâu thẳm người sĩ quan Biên phòng này, anh luôn cố gắng để xứng đáng với niềm tự hào được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng bên vĩ tuyến 17.