Ngày 3/6, Đồn Biên phòng Hướng Lập (BĐBP Quảng Trị) phối hợp với nhà tài trợ và chính quyền địa phương xã Hướng Lập (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) tổ chức bàn giao công trình bể nước, nhà tắm, nhà vệ sinh khép kín cho nhân dân bản Tà Păng, xã Hướng Lập.
Triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (gọi tắt là Kết luận 01) và Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết 847), thời gian qua, BĐBP Sóc Trăng ra sức thi đua, học tập, vận dụng nhiều cách làm hay, ứng dụng vào thực tiễn công tác. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị được giao.
Đồn Biên phòng Phú Mỹ, BĐBP Kiên Giang quản lý địa bàn 2 xã Phú Mỹ và Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, trong đó,đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 40% dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thời gian qua, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương xây dựng các kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mô hình hướng về đồng bào nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Giang Thành.
Ở nơi biên cương Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh (BĐBP Quảng Trị) không chỉ chia sẻ với những học sinh trên địa bàn bằng những phần quà để cải thiện bữa ăn hay đồng hành trên con đường tới trường, mà còn trang bị cho các em những kỹ năng để có cuộc sống hạnh phúc, an toàn. Việc chăm chút những mầm non nơi biên giới được những người lính Biên phòng làm với tất cả tình thương và trách nhiệm.
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn biên giới có hoàn cảnh khó khăn thoátnghèo và ổn định cuộc sống, thời gian qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chiềng Khương, BĐBP Sơn La và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện mô hình “Ngân hàng dê” và đem lại hiệu quả thiết thực. Từ mô hình ý nghĩa và nhân văn này đã tạo động lực cho nhiều cặp vợ chồng trẻ vươnlênthoátnghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Những năm qua, việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” luôn được Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo và đã trở thành phong trào hoạt động chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, chiến sĩ toàn đơn vị. Qua triển khai thực hiện, đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng, tiêu biểu về học tập và làm theo Bác, hết lòng bám dân, bám địa bàn, bám biên giới bằng tinh thần “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trọn đời cống hiến vì sự bình yên và phát triển bền vững của biên cương.
Những năm qua, tỉnh An Giang đã thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc. Nhờ vậy, diện mạo vùng đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc, cuộc sống ngày càng ổn định.
Đa Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) là xã có gần 80% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Giờ đây, cuộc sống của người dân Đa Lộc đổi thay từng ngày, nhờ địa phương triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước cùng sự phấn đấu vươnlên của người dân.
Với phương châm “Giúp dân là tự giúp chính mình”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) BĐBP Cao Bằng đã không quản ngại khó khăn, luôn kề vai sát cánh, hết lòng giúp đỡ nhân dân xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội… Những việc làm đó đã góp phần giúp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới từng bước vươnlên làm chủ cuộc sống ấm no.
Bằng trách nhiệm và tấm lòng người lính, hàng chục năm qua, cùng với việc tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP Hà Giang và Cao Bằng đã có nhiều phong trào, mô hình, cách làm hay để giúp cho nhân dân khu vực biên giới từng bước thoátnghèo, vươnlên cuộc sống ấm no.
Ngày 11/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đăk Nông phối hợp với BĐBP Đăk Nông, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đăk Wil (huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông) tổ chức trao tặng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Mã Văn Ý và ông Y Min Ayun, xã Đăk Wil, huyện Cư Jut.
Nhờ Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”, hàng trăm hộ ngư dân sinh sống ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận tiền xây nhà kiên cố, được hỗ trợ thiết bị, kỹ năng giảm thiểu tai nạn khi lao động cũng như sinh kế để cải thiện cuộc sống. Từ đây, bà con có thể an cư lạc nghiệp, mạnh dạn bám biển vươn khơi, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trân quý vô cùng giá trị của độc lập, thống nhất, hòa bình, mỗi người Việt Nam lại càng khao khát hiện thực ước mơ kiến quốc “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.