Trở lại Mường Vi (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) một ngày nắng đẹp, chúng tôi đến thăm Hợp tác xã (HTX) Mường Kim để tìm hiểu về quy trình sản xuất các loại tinh dầu dược liệu của anh nông dân - Giám đốc Vàng Văn Sưởng, người đã và đang góp phần đưa cây dược liệu của huyện biên giới Bát Xát trở thành hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng” (năm 1958), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong Đảng ta, các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã vì dân, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập”1.
Khi nói đến huyện Tân Châu (tỉnh An Giang), người ta nghĩ ngay đến xứ lụa, bởi những thước vải lụa Lãnh Mỹ A vang bóng một thời đã làm nên thương hiệu đặc trưng cho vùng đất này. Trải qua bao thăng trầm, lụa Tân Châu dần dần bị mai một khiến bao người thợ nghề phải trăn trở, tiếc nuối. Nhưng rồi, qua bao năm tháng bĩ cực, làng nghề dệt lụa Tân Châu đang từng bước hồi sinh trở lại.
Ngày 1/2/2023, Vạn chài Hải Ninh và Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) tổ chức Lễ Cầu Ngư và ra quân khai thác hải sản đầu năm 2023. Đây là lễ hội truyền thống của ngư dân và chính quyền địa phương nhằm cố kết cộng đồng trong hoạt động vươn khơi bám biển sản xuất.
Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo phong phú, đa sắc màu. Đến nay, đa số người DTTS vẫn theo tín ngưỡng truyền thống, thờ cúng tổ tiên, thờ đa thần với quan niệm “vạn vật hữu linh” và các hình thái tôn giáo sơ khai. Trong tiến trình phát triển của đất nước, các DTTS đã cùng nhau gìn giữ và phát huy tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Đã thành truyền thống, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị BĐBP trên toàn tuyến biên giới, hải đảo lại chung tay cùng các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động chăm lo Tết cho người dân. Điểm nhấn là Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, với nhiều hoạt động thiết thực mang tới không khí đón Xuân vui tươi, lành mạnh, đoàn kết cho đồng bào các dân tộc khu vực biên giới trước thềm năm mới Quý Mão 2023.
Không dưới 10 lần tôi đặt chân đến Pò Hèn và cũng chưa lần nào vắng mưa. Mưa ở Pò Hèn không thành cơn, chỉ đủ ẩm người, đủ khó chịu, nhưng cũng đầy lưu luyến. Không hiểu sao lần này lên đỉnh thiêng vẫn có gió lạnh, có sương buổi sớm, vẫn có cả nước mắt quyện với khói hương… nhưng dường như, trời trong hơn, mây xanh hơn, nắng trong vắt, bình yên đến lạ. Và tình người cũng nồng đượm hơn. Với tôi, Pò Hèn thân thương hơn mỗi ngày. Tôi gọi đó là “sự trở về”…
Mùa Xuân, dường như luôn về sớm hơn nơi đất trời biên cương Tổ quốc. Không hẳn bởi theo làn gió, làn mây, cảnh sắc thiên nhiên đang cựa mình thức dậy, vươn mầm cho một mùa đơm bông, kết trái mà mùa Xuân về nơi miền đất Biên phòng, bắt đầu bằng rợp sắc cờ hoa, mừng Xuân, mừng Đảng, mừng những ngày “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”.
Hơn nửa thế kỷ đi qua, tôi vẫn còn nhớ câu nói đầy tâm huyết của già làng Hồ Tơ, đảng viên thời tiền khởi nghĩa ở bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Vĩnh Linh (nay là huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị): “Chữ Bác Hồ đã khai tâm, khai trí cho dân tộc Pa Kô-Vân Kiều”…
Đón Tết giữa biển trên những con tàu cá ra khơi xuyên từ cuối tháng Chạp qua ngày Tết Nguyên đán chẳng còn xa lạ gì với ngư dân các tỉnh miền Trung. Tuy nhiên, vì cuộc mưu sinh, bà con vẫn lênh đênh trên những chiếc tàu, đón khoảnh khắc giao thừa ngoài khơi xa.
Tới gần đảo Phú Quốc, chuyến bay chậm lại qua biển. Du khách có thể nhìn thấy dưới cánh bay, hòn đảo hình giọt lệ giữa đại dương hiện ra xanh biếc trong trời mây.
Từ xửa từ xưa, người Việt đã có câu “Vui như Tết”. Vậy thì Tết xưa vui như thế nào, cũng là dịp Tết đến để cùng nhau hiểu thêm về một nét đẹp độc đáo trong tâm thức người Việt. Tết là dịp được ăn, được chơi, được tặng quà và nhiều nghi lễ được bảo tồn và gợi lại truyền thống dân tộc. Chẳng thế mà, trong nhịp sống hiện đại, có lúc có ý kiến cho rằng nên… bỏ Tết Nguyên đán, mà nhập vào Tết Dương lịch cho gọn nhẹ, đỡ tốn thời gian, nhưng đã là phong tục thì đâu dễ gì bỏ được?
Ngày Xuân dưới chân núi Pen Biên, xã Đắk Prin, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được đồng bào các dân tộc và những người lính Biên phòng tổ chức trong không khí tưng bừng, ấm tình quân - dân. Thật thú vị khi bà con dựng nhiều lều trại và tổ chức hội thi nấu ăn sôi nổi. Vị giám khảo là cán bộ BĐBP bước tới mỗi lều (đại diện 1 thôn) chấm điểm các món đặc sản của đồng bào như thịt nướng trong ống lồ ô, gà nấu bột bắp, cơm lam, bánh sừng trâu…
Khi cả nước hân hoan đón chào năm mới thì các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai vẫn đang chắc tay súng canh gác, bảo vệ bình yên cho người dân vui Xuân.
3 năm trước, hơn 20 hộ người Dao Thanh Y đã rời tỉnh Đắk Lắk đến xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum làm kinh tế mới. Sau những năm nỗ lực lao động, đời sống của bà con nơi đây đã dần ổn định. Tết đến, Xuân về, bà con Dao Thanh Y trên miền biên viễn rộn ràng với những phong tục đón năm mới vẹn nguyên bản sắc văn hóa của dân tộc.