Trong 5 năm (2015-2020), Làng Văn hóa-Du lịch các dântộc Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã phối hợp với các địa phương đưa 15 nhóm cộng đồng các dântộc về hoạt động hàng ngày tại “Ngôi nhà chung”: Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường, Thái, Khơ Mú, Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê, Khmer, Bru-Vân Kiều.
Thành lập và trưởng thành trong bom đạn chiến tranh, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ Cục Chính trị BĐBP luôn ra sức học tập, công tác, chiến đấu, rèn luyện, giữ vững bản chất Bộ đội Cụ Hồ. Phát huy truyền thống Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Cục Chính trị BĐBP đang nỗ lực phấn đấu trở thành đơn vị “chuyên nghiệp - mẫu mực - đi đầu”, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Song song với vấn đề chăm lo, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộcthiểusố (DTTS), việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng đội ngũ cốt cán, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo… được xem là yếu tố quan trọng để phát huy các giá trị văn hóa của tôn giáo, khuyến khích đồng bào sống “tốt đời đẹp đạo”, có nhiều đóng góp tích cực cho xã hội.
Giai đoạn 2021-2030, hàng trăm nghìn tỷ đồng dự kiến sẽ được huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộcthiểusố (DTTS) và miền núi. Đây được xem là “cú hích” để phát triển bền vững vùng “lõi nghèo” của cả nước, nhưng để thực sự tạo đột phá thì những vướng mắc lâu nay trong thực hiện các chính sách dântộc phải được giải quyết triệt để.
Còn hơn một tháng nữa đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tỉnh Lai Châu đang đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến về cuộc bầu cử đến mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dântộcthiểusố, biên giới, nhằm đảm bảo tính dân chủ và thành công của cuộc bầu cử.
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP, là đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, từng có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng Đề án phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dântộcthiểusố và miền núi của Quốc hội cũng như tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trò chuyện với Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh.
Thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng các dântộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1672), huyện Mường Tè (Lai Châu) có 3 dântộcthiểusố, trong đó có dântộc La Hủ được thụ hưởng. Sau gần 10 năm nỗ lực thực hiện đề án và làm công tác dân vận, hạ tầng kinh tế-xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện, bà con càng thêm tin tưởng, một lòng theo Đảng...
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2021 của đồng bào Khmer, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi Thư chúc mừng đến đồng bào, đồng chí và các vị chư tăng dântộc Khmer. Báo Biên phòng trân trọng gửi đến bạn đọc toàn văn nội dung Thư của Thủ tướng.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để kịp thời triển khai Chương trình MTQG Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dântộcthiểusố và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là địa phương nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào. Vùng quê này chiếm phần lớn là những đồi núi có mặt đất dốc. Con đường xóa đói, giảm nghèo ở đây cũng khó khăn, ghập ghềnh giống như những con dốc lên núi Cô Pi. Bí thư Đảng ủy xã Hồ Thị Thoi, sinh năm 1983 là người luôn nỗ lực để đưa người dân vượt khó, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Đóng quân trên địa bàn xã Phước Thiện, một xã nghèo thuộc huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phước Thiện, BĐBP Bình Phước ngoài nhiệm vụ thường xuyên là tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giúp dân xóa đói giảm nghèo còn tích cực giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học để các em có cơ hội vươn tới những ước mơ…
Những năm qua, Đồn Biên phòng Cà Xèng, BĐBP Quảng Bình đã triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Trong đó, đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Dưới tán rừng, bên khe suối cạn, ông Siu Đơih, già làng O Gang, ở xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai tự tay soạn các món đồ vật phục vụ cho lễ cúng rừng. Không có bất kỳ tiếng cồng, tiếng chiêng nào, mọi động tác của người chủ lễ diễn ra hết sức tỉ mỉ, nhẹ nhàng. Bên ché rượu cần, một miếng thịt sống cùng chiếc nỏ và bó tên được treo lên, giọng già làng Siu Đơih thì thầm bằng tiếng Jrai, chỉ thần rừng, thần núi mới nghe thấy…
Hoạch định và thực hiện chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực thực thi nhiệm vụ của Nhà nước là một trong những công việc hệ trọng, luôn được các nhà nước quan tâm, sử dụng như một biện pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thực tiễn sử dụng nguồn nhân lực thực thi nhiệm vụ của Nhà nước qua các thời kỳ đã khẳng định một tất yếu: Với nguồn nhân lực thực hiện các công việc quan trọng, có tính chất phức tạp, khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại..., mang lại giá trị xã hội cao luôn được Nhà nước bảo đảm các chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý.