Trong không khí trang nghiêm, đúng 7 giờ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, địa phương đã tề tựu đông đủ tại sân trung tâm lễ hội. Trong tiếng nhạc lễ linh thiêng, đoàn đại biểu đã khởi hành từ sân hành lễ, qua Nghi môn, Ðền Hạ, Ðền Trung, rồi lên tiến lên Ðền Thượng. Ði đầu là đội tiêu binh rước cờ Tổ quốc, cờ hội và vòng hoa lớn mang dòng chữ "Ðời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước".
Đã từ lâu, trong tâm thức người Việt Nam, Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị Tổ dựng nước của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc.
Có thể nói, với người dân nước Việt, lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng - những vị vua đầu tiên của dân tộc: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba/ Khắp nơi truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.
Sinh ra và cư tụ ở đâu, thuận lợi hay khó khăn, âu cũng là do thiên nhiên từ ngàn xưa quy định. Nhưng người Việt bằng kinh nghiệm sống của mình lại vẫn tâm niệm một điều: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Chính vì thế mà đất nước này, dân tộc này đã có bản ngã, kết đoàn thành sức sống tiềm ẩn, thành truyền thống của dân tộc mà không mấy kẻ xâm lược ngoại bang hiểu nổi.
Ngày 29-11, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố về hai luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 2.
Chiều 5-6, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Nhơn Hưng, BĐBP An Giang, đơn vị vừa bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển hàng lậu, thu giữ 1.800 gói thuốc lá ngoại.
Cách đây 110 năm (5/6/1911-5/6/2021), trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville, từ Bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Marseille, cảng Le Havre của Pháp. Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam, Người nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương.
Những ngày tháng 5, thiên nhiên và lòng người hòa cùng không gian tươi mới của sắc hoa và những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Cầm trên tay tấm thẻ cử tri nhỏ gọn, lại thấy lòng nặng trĩu bởi trách nhiệm của một công dân, bày tỏ niềm tin, sự gửi gắm của mình vào những người sẽ được chọn là đại biểu của nhân dân, đại diện cho tiếng nói, tâm nguyện và ý chí của người dân ở những diễn đàn quan trọng bàn về mọi vận hội lớn lao của dân tộc.
Sáng 21-4, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các lãnh đạo đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của người Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu đối với công đức của tổ tiên.
Tối 20-4 (tức ngày 9-3 âm lịch), tại Hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2021 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng cội nguồn-Đất Tổ Hùng Vương.”
Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Tân Sửu 2021, lượng du khách về dự lễ hội tăng cao. Chỉ riêng trong 2 ngày cuối tuần (17-18/4, tức ngày 6-7/3 âm lịch), dù chưa phải chính hội, đã có hơn 30.000 lượt khách đổ về Đền Hùng.
Việc tổ chức đa dạng các hoạt động để giới thiệu đậm nét về di sản “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” gắn với phát triển du lịch trong Giỗ Tổ Hùng Vương năm Tân Sửu 2021 được Phú Thọ đặc biệt quan tâm.
Quần đảo Thổ Chu là ngư trường khai thác thủy sản bậc nhất ở vùng Biển Tây. Nhờ sự nhạy bén của cư dân ở trên đảo đã từng bước hình thành các dịch vụ mua bán, tạo sự lưu thông các loại mặt hàng thủy sản. Nhiều tàu đánh cá xa bờ ở miền Trung và Nam Bộ ra Thổ Chu đánh bắt dài ngày, trở thành “căn cứ” hậu cần nghề cá ở giữa biển khơi.
Vừa nghe tiếng gió hú trong đêm bão dữ Molave ập vào bờ biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng 28-10 xong, thì lại nghe tin vụ sạt lở đất ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ở vùng rừng núi xa xôi này, tiếng suối róc rách tuôn nước đục ngầu từ khe núi đầy đe dọa. Nhưng cảm giác đau lòng nhất là tiếng khóc trộn lẫn tiếng than vãn “no tước ô bây” (người ở đâu, người ơi hãy về) của đồng bào Ca Dong. Phong tục địa phương ở đây rất kỵ việc có người chết sông, chết suối, nhưng hiện nay có đến 13 người chưa tìm thấy thì nỗi sợ hãi của người dân lớn biết nhường nào.