Trong lịch sử nước ta có rất nhiều danh nhân tuổi Mão nổi tiếng làm rạng danh đất Việt. Với tài năng, sự thông tuệ của mình, họ đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong tiến trình dựng nước và giữ nước, tạo nền móng vững chắc xây dựng một nước Việt Nam anh hùng, độc lập, tự chủ hiện nay.
Không ai nhớ rõ chiếc áo Vân Phụng Tiên Y được vua ban cho đồng bào Pa Cô ở A Xợp (nay thuộc xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) từ bao giờ. Chỉ biết rằng, từ đời này nối đời khác, những người uy tín nhất trong dòng họ có nhiệm vụ gìn giữ và kể lại cho thế hệ sau câu chuyện về tinh thần kiên cường chống giặc, giữ đất biên cương của cha ông.
Có thể nói, với người dân nước Việt, lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương là lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng - những vị vua đầu tiên của dân tộc: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba/ Khắp nơi truyền mãi câu ca/ Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.
Hơn một thế kỷ trôi qua, người dân xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) luôn nâng niu, gìn giữ những bảo vật được vuaHàmNghi ban tặng. Họ xem những bảo vật này là “linh hồn” của làng xã, hằng năm cắt cử người trông coi.
Cách thành phố Vinh 75km về phía Bắc, đền Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) được xem là ngôi đền linh thiêng nhất, đứng đầu 4 ngôi đền nổi tiếng xứ Nghệ (vùng Nghệ Tĩnh trước kia): Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng. Các sự tích dân gian huyền bí xen lẫn dấu ấn tiền nhân, cùng với cảnh trí tươi đẹp khắc họa đền Cờn, trở thành điểm đến không thể thiếu khi về xứ Nghệ.
Con tàu Super Biển Đông hú hồi còi dài, rẽ sóng rời cảng Sa Kỳ đưa chúng tôi đến hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi). Ai cũng hồ hởi, rạo rực khi lần đầu được đặt chân tới huyện đảo Lý Sơn. Sức hút của Lý Sơn không chỉ bởi “vương quốc tỏi”; nơi xuất phát của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải với chiến tích lịch sử lẫy lừng của cha ông ta trong việc gìn giữ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, mà ở những con người miền biển đôn hậu, chân thành với khung cảnh bức tranh thiên nhiên hoang sơ mà kỳ ảo...
Là vùng biên địa linh nhân kiệt, có những người con lớn lên từ khốn khó thầm lặng mà kiên cường, xã Phú Gia của Hương Khê, Hà Tĩnh sau khi về đích nông thôn mới năm 2018, đang nỗ lực hướng tới danh hiệu nông thôn mới kiểu mẫu năm 2021. Đồng thời, sẽ là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tâm linh tại miền Trung như ý nguyện của cán bộ, nhân dân nơi đây.
Vào khoảng cuối tháng 4 Dương lịch, mùa khô Tây Nguyên bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Ở vùng “lòng chảo” Ayun Hạ nằm phía Nam tỉnh Gia Lai - mảnh đất từ xa xưa, người dân bản địa Jrai thường gọi là “vương quốc” của Yang Pơtao Apui (Vua lửa), sức nóng dường như được nhân lên bội phần. Khô khát, ngày qua ngày, con người và cả cỏ cây, muông thú khắc khoải đợi chờ những hạt “nước trời” rơi xuống. Trời “không chịu mưa” thì cúng... Có lẽ, tục lệ cúng cầu mưa của các bậc tiền nhân khởi phát từ điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.
Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng 2019 chính thức khai hội vào tối 12-4 (8-3 âm lịch), tại sân khấu Quảng trường Hùng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Cùng với đó, lễ hội văn hóa dân gian đường phố diễn ra tưng bừng với sắc màu trang phục phong phú của nhiều dân tộc dưới ánh sáng lộng lẫy của pháo hoa.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương từ một nghi lễ dân gian đã trở thành Quốc lễ, là lễ hội đông nhất, được mọi người dân đất Việt không chỉ trong nước, mà còn cả ở nước ngoài mong chờ vào dịp mỗi tháng 3 âm lịch.
Katê là lễ hội hàng năm của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn diễn ra vào tháng 7 theo lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch) để tưởng nhớ các vị thần mà cũng là những anh hùng dân tộc như Pô Klong Garai, Pô Pôme… và dâng lễ cúng tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mùa màng bội thu, gia đình bình an.
Cứ đến ngày Thìn đầu tiên của tháng 6 âm lịch hàng năm, người Mông ở thôn Lùng Sán, xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai lại tổ chức lễ cúng rừng. Đây là nét đẹp văn hóa tâm linh độc đáo đã có từ lâu đời của cộng đồng người Mông nơi đại ngàn Si Ma Cai. Thông qua lễ cúng rừng, người Mông cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, đoàn kết... Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng, lễ cúng rừng còn là dịp để giáo dục ý thức cho mọi người tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống, tình yêu bản làng, quê hương.
“... Ơi Yàng... hỡi các thần linh... Mẹ ở thượng nguồn sông Ba, cha ở hạ nguồn biển cả... cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu”. Lời khấn của thầy cúng Ksor Lol ở làng Plei R’bai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) lúc bổng, lúc trầm như đưa du khách về với miền xa thẳm. Giữa cái nắng khô khốc đặc trưng nơi “Vương quốc của vua lửa” Pơtao Apui, lời khấn cầu mưa ấy ngàn năm qua vẫn vang vọng để đến hôm nay trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Cầm trên tay chiếc răng voi rừng Tây Nguyên, tôi ngạc nhiên, vì nó không khác gì viên đá rừng khộp mà không hay biết nó là thứ vẫn được người ta săn tìm. Đây là một trong những di vật của một con voi rừng, hiện nằm trong hộp ống tre, trên bàn thờ gia tiên của một người thuần voi đã mất nghề từ lâu. Có phải voi rừng Tây Nguyên bây giờ chỉ còn trong tưởng niệm?
Trong hơn 2000 năm giữ nước do các vua Hùng tạo dựng đã có khá nhiều chiến sĩ yêu nước, chiến sĩ cách mạng tiêu biểu sinh năm Tuất phấn đấu, hy sinh góp phần bảo vệ đất nước, được cả nước tôn vinh, tri ân, danh thơm lưu giữ vạn xuân.