“Anh cứ hình dung xem, con tôm hùm giống mới đẻ ra nhỏ li ti màu trắng xóa, được nhập khẩu từ nước ngoài về nước ta, lên xuống bao nhiêu chặng máy bay, xe ô tô. Quá trình ươm nuôi đến khi bán lại cho những người nuôi tôm thịt giống như “đánh bạc” dưới đáy biển khi hằng ngày phải đối mặt với sóng to, gió lớn, rồi mưa, bão...”- Đó là chia sẻ đầy hấp dẫn của ông Dương Ngọc Thắng, thôn Nhơn Hội, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Vịnh biển ấy từng là một địa danh đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc, niềm tự hào của quân và dân Phú Yên. Và bây giờ, vùng biển ấy cũng đã “thay da đổi thịt”, không còn là vùng đất nghèo khó thuở nào.
Vịnh Xuân Đài ở Phú Yên là một danh lam thắng cảnh trên biển, gắn với nhiều sự kiện lịch sử, nơi từng diễn ra những trận hải chiến khốc liệt. Ngày nay, vịnh Xuân Đài được biết đến là đệ nhất thắng cảnh của tỉnh Phú Yên. Và đóng quân ngay bên vịnh, những người lính Đồn Biên phòng Xuân Đài, BĐBP Phú Yên ngày đêm tuần tra, kiểm soát để đem lại cuộc sống yên bình cho người dân vùng biển.
“Thời điểm này đã hết bão vào vùng Nam Trung Bộ rồi, người dân đang chen nhau mua tôm hùm giống thả nuôi, mới có một tuần giá đã tăng thêm 30.000 đồng/con. “Siêu bão” năm 2017 san phẳng toàn bộ vùng nuôi trồng thủy sản trên vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa), ai còn “sống sót”, cố gượng dậy và trở lại mạnh mẽ hơn, rút ra nhiều bài học từ bão. Cũng nhờ có giống tôm hùm ngoại nhập, giá giảm xuống hơn một nửa, người nuôi kiếm ăn được” - ông Lê Minh Huấn, ở xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, xởi lởi nói.
Gần 60 năm trước, những con tàu Không số vận chuyển vũ khí từ miền Bắc, vượt qua nghìn trùng hiểm nguy, hàng rào vây ráp của quân địch, cập bến VũngRô (Phú Yên). Từ đây, hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược đã được chuyển tiếp, chi viện cho chiến trường Khu V và Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong cuộc chiến đấu của các lực lượng vũ trang Quân khu 5, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh, tiến đến giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước... Những câu chuyện về tàu Không số và bến VũngRô mãi là khúc tráng ca bất tử trong lòng dân tộc.
Phong cảnh non nước hữu tình, văn hóa truyền thống độc đáo, đa dạng vẫn còn được giữ nguyên vẹn cùng với văn hóa ẩm thực phong phú là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của dải đất biên cương Tổ quốc. Với tiềm năng vốn có, dặm dài biên giới từ địa đầu Tổ quốc tới phía cuối trời Nam vẫn còn rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn đang chờ du khách khám phá. Không quá lời chút nào khi nói rằng, mỗi địa danh sẽ là một điểm hẹn thú vị ngay cả với những người khó tính nhất.
Thời điểm vài năm trước, sau hiệu ứng của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” với nhiều cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ được quay tại Phú Yên khiến tỉnh này nổi lên như một hiện tượng về du lịch, lượng du khách đến đây tăng vọt. Thế nhưng, vùng đất duyên hải Nam Trung bộ này đã không giữ vững được “phong độ”, lượng khách du lịch nhanh chóng chững lại.
“Theo dự báo, tâm bão số 12 sẽ đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa. Ngày hôm nay (11-9), Đồn Biên phòng Đầm Môn đã phối hợp với chính quyền xã Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) sử dụng ca nô kêu gọi ngư dân nuôi trồng thủy sản ở trên vịnh Vân Phong vào bờ tránh, trú bão. Toàn bộ số tàu, thuyền tại khu vực Đại Lãnh đã di chuyển về cảng VũngRô (Phú Yên) và Đầm Môn (Khánh Hòa) neo đậu an toàn.” - Trung tá Phạm Tuấn Hùng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đầm Môn, BĐBP Khánh Hòa cung cấp thông tin về công tác phòng, chống bão số 12.
Để ứng phó với cơn bão số 10, các đơn vị BĐBP Phú Yên khẩn trương triển khai các phương án phòng chống, kêu gọi tàu thuyền và bà con ngư dân trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản vào nơi tránh trú an toàn.
Trưa 28-10, thông tin từ Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Trung ương cho biết, bão số 9 đã đổ bộ vào bờ. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Biên phòng thường trú tại các địa phương, sức ảnh hưởng của bão số 9 đã gây thiệt hại trên diện rộng ở nhiều nơi.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Trưởng đoàn công tác Bộ Quốc phòng khi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 9 tại Phú Yên chiều 27-10.
Vì có vị trí địa lý đặc biệt khuất dấu dưới chân đèo Cả của biển Phú Yên, vịnhVũngRô từng được chọn là điểm cập bến cho nhiều chuyến liên tiếp “Đoàn tàu không số” chi viện cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước, làm nên “Sự kiện VũngRô” năm 1965. Ngày nay, VũngRô vẫn nguyên vẹn là một vịnh biển sâu, quanh năm hòa lẫn sắc xanh biển trời và đời sống ngư dân ngày càng giàu mạnh.
Thời gian qua, việc phát triển nghề nuôi thủy sản biển ở Phú Yên liên tục gặp khó khăn, đặc biệt là đã xảy ra tình trạng tôm hùm bị dịch bệnh chết hàng loạt. Hội nghị chuyên đề phát triển giống thủy sản phục vụ nuôi biển do Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức mới đây đã chỉ ra cho Phú Yên nói riêng và các địa phương ven biển nói chung hướng đi bền vững trong phát triển nghề nuôi biển thời gian tới.
Bão số 6 đổ bộ vào đất liền, tiến vào vùng biển các tỉnh Bình Định-Khánh Hòa với sức gió giật cấp 14. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên cho biết, trước 14 giờ ngày 10-11, các lực lượng chức năng của tỉnh phải di dời trên 10.000 hộ dân với khoảng 36.000 người ra khỏi vùng nguy hiểm.
Bão số 5 đang tiến nhanh vào bờ và khả năng mạnh thêm với sức gió giật lên tới cấp 11-12. Tại Phú Yên, chiều nay (30-10), UBND tỉnh Phú Yên đã ra lệnh cấm biển. Cùng với chính quyền, các ngành chức năng địa phương, hiện các đồn, trạm Biên phòng của BĐBP Phú Yên đang tiếp tục chủ động, bám sát tình hình diễn biến của bão số 5, tích cực triển khai công tác ứng phó với bão, bảo vệ an toàn cho người dân.