Khai thác thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở các ngư trường bị giảm sút nghiêm trọng. Năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nuôi biển quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nếu triển khai đúng mục tiêu, đến năm 2030, chúng ta có 300.000ha diện tích nuôi biển, với sản lượng 1,5 triệu tấn. Đây được xem là khoản đầu tư nuôi biển mang tính bền vững.
“Khánh Hòa có nhiều tiềm năng, lợi thế vượt trội so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trung ương đã ban hành đầy đủ những chính sách ưu tiên cho tỉnh tăng tốc phát triển trong thời gian tới. Để đáp ứng được điều đó, đòi hỏi tỉnh phải hành động mạnh mẽ, theo mục tiêu chính Bộ Chính trị giao cho Khánh Hòa, đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương” - ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có cuộc trao đổi cởi mở với phóng viên Báo Biên phòng.
Việc đầu tư cảng biển Liên Chiểu góp phần hướng tới mục tiêu đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đạt đẳng cấp khu vực châu Á. Với những tiềm năng, lợi thế mang tính thiên thời và địa lợi đó, cảng Liên Chiểu được kỳ vọng trở thành cảng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á và góp phần đưa thành phố Đà Nẵng bứt phá, bước lên tầm cao mới.
“Cũng một kg cá do người dân làm ra, cá hồi Na Uy trị giá trên 300.000 đồng, cá tra của Việt Nam chỉ 30.000 đồng. Những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu chú ý đến nuôi cá biển, Chính phủ rất kỳ vọng đến nuôi quy mô công nghiệp. Người nuôi trồng của Việt Nam phải đối mặt rất nhiều rủi ro, chỉ cần thị trường các nước tạm ngừng nhập khẩu một số mặt hàng thủy sản, lập tức người nông dân, doanh nghiệp chịu nhiều thiệt hại” - ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus châu Á (Tập đoàn De Heus của Hà Lan hoạt động toàn cầu) trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Biên phòng.
Ngày 2/12, tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Sở Công Thương Quảng Ninh phối hợp với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), UBND thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị kết nối hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc.
Ông Lee Jong Chan, Tổng Giám đốc Công ty TNHH đóng tàu Hyundai Việt Nam (tỉnh Khánh Hòa) ra đón Thiếu tướng Trần Hải Bình, Phó Tham mưu trưởng BĐBP cùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP đến thăm nhà máy đóng tàu và giới thiệu: “Trong năm 2022, nhà máy sẽ bàn giao 14 tàu cho các khách hàng. Năm 2023, kế hoạch đóng 12 tàu, trong đó có 3 tàu với tải trọng 110.000 tấn/tàu. Đây là nhà máy đóng tàu biển lớn nhất Đông Nam Á”.
Một tàu nước ngoài neo đậu trái phép trong vùng nội thủy Việt Nam đã bị BĐBP tỉnh Khánh Hòa lập biên bản xử phạt hành chính và yêu cầu nhanh chóng rời khỏi vùng biển vi phạm.
“Kinh tế ven biển của nước ta giống như “nồi cơm Thạch Sanh”, gắn với cuộc sống của người dân theo chiều dài lịch sử đất nước. Vấn đề then chốt, phải duy trì và phát triển “vốn” tự nhiên của biển, là biện pháp rất quan trọng đối với quốc gia có biển dài và rộng như Việt Nam” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam nêu thông tin gợi mở.
“Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nuôi biển quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nếu triển khai đúng mục tiêu, đến năm 2030, chúng ta có 300.000ha diện tích nuôi biển, với sản lượng 1,5 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu đó, phải lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo làm khâu đột phá lớn trong nuôi biển” - ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Biên phòng.
Sáng 23/9, Thành ủy Đà Nẵng phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “70 năm chiến thắng Đồn Nhất - Hải Vân Quan (25/9/1952-25/9/2022) - Dấu ấn lịch sử, kinh nghiệm về xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân”.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực, qua đó cho thấy vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng vùng trũng thấp tại Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Quảng Ninh.
Ngày 4/8, tại Hà Nội , Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) và Chính phủ điện tử (CPĐT) Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị sơ kết công tác CCHC và CPĐT 6 tháng đầu năm 2022. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo CCHC và CPĐT Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị tại điểm cầu Bộ Quốc phòng. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 47 điểm cầu.
Vân Đồn được mệnh danh là thủ phủ nuôi hàu lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Sau nhiều năm với tốc độ phát triển như xe không phanh, nay đang gặp tình trạng quá tải về môi trường, dẫn đến hàu chết hàng loạt. Người dân tiếp tục đầu tư để cầm cự, buộc phải thế chấp ngôi nhà đang ở cho ngân hàng để vay tiền, hy vọng gỡ gạc lại, nhưng phía trước còn mù mịt.
Mô hình người dân nuôi trồng thủy sản trên biển thành lập hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp để phát triển thành chuỗi sản xuất tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, mở ra nhiều hướng đi mới. Doanh nghiệp đứng ra “cầm trịch” xâu chuỗi ngư dân, viện nghiên cứu, nhà máy chế biến, ngân hàng... cùng tham gia chuỗi, nâng cao lợi nhuận, mang tính bền vững lâu dài.