Việt Nam nằm ở trung tâm các nước Đông Nam Á, là cung đường du lịch tàu biển đầy hấp dẫn, nhộn nhịp ở khu vực châu Á. Mặc dù du lịch tàu biển đã phát triển ở nước ta hơn 30 năm, nhưng vẫn không có bước đột phá lớn nào để trở thành trung tâm đón khách của thế giới. Một số dịch vụ của doanh nghiệp nước ta còn bị thua ngay tại “sân nhà”.
Không gian sạch sẽ, đậm sắc hoa với rất nhiều cây cảnh, hòn non bộ được bài trí hài hòa, bắt mắt khiến tôi có cảm giác như mình đang đứng ở một điểm check-in ưa thích của giới trẻ chứ không phải ở Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, nơi xa nhất của huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Các giá trị lớn lao và sức sống bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý. Đó là tiền đề để văn hóa Việt Nam hội nhập với thế giới và phát huy những giá trị tinh hoa trong thời đại mới.
Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài, tiếp giáp với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia với hàng chục cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Khu vực cửa khẩu có nhiều danh lam thắng cảnh, văn hóa đa dạng, ẩm thực đặc sắc. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động thương mại, du lịch biên giới sôi động.
80 năm qua, với ba nguyên tắc “dân tộc”, “đại chúng,” “khoa học,” Đề cương về văn hóa Việt Nam tiếp tục được Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Thủ tướng chỉ rõ Quảng Ninh hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội, như là một Việt Nam thu nhỏ; luôn được Trung ương xác định có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, quốc phòng...
Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái hội tụ đầy đủ các tiềm năng phát triển độc đáo, khác biệt, đa ngành, tổng hợp mang tầm vóc quốc gia, quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu.
Ngày 2/12, tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Sở Công Thương Quảng Ninh phối hợp với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), UBND thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị kết nối hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Quốc.
Mùa đông nhiều nước băng tuyết lạnh giá, khách du lịch sẽ tìm đến vùng biển nhiệt đới đầy nắng và cát trắng của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với bờ biển trải dài trên 3.000km. Thị trường du lịch đang chờ đón tàu du lịch biển quốc tế quay trở lại Việt Nam nhộn nhịp như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Sau dịch Covid-19, cả Chính phủ, các địa phương và doanh nghiệp liên tục đưa ra những giải pháp, chương trình, thu hút khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam. Thị hiếu, thị trường đã thay đổi, đòi hỏi Chính phủ cần có biện pháp tháo gỡ “nút thắt” để ngành du lịch phát triển mạnh mẽ hơn.
“Kinh tế ven biển của nước ta giống như “nồi cơm Thạch Sanh”, gắn với cuộc sống của người dân theo chiều dài lịch sử đất nước. Vấn đề then chốt, phải duy trì và phát triển “vốn” tự nhiên của biển, là biện pháp rất quan trọng đối với quốc gia có biển dài và rộng như Việt Nam” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam nêu thông tin gợi mở.
Việt Nam có 8 di sản được UNESCO ghi vào danh mục Di sản thế giới, tuy nhiên, hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di sản này vẫn chưa thực sự tương xứng cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và đang đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Hiện nay, các địa phương luôn nỗ lực trong quản lý, bảo vệ bền vững nhằm trao truyền lại cho thế hệ tương lai theo đúng tinh thần Công ước Di sản thế giới cũng như pháp luật về di sản văn hóa.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực, qua đó cho thấy vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
Nhờ sự chuẩn bị chu đáo, ứng phó tốt nên các tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản và người dân khu vực ven biển đều được đảm bảo an toàn sau khi bão số 2 đi vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ và suy yếu thành một vùng áp thấp. Tuy nhiên, mưa lớn đang tiếp tục diễn ra tại khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Tính đến sáng ngày 12/8, đã có 1 người chết, 3 người mất tích do mưa lũ. Các địa phương đang triển khai các biện pháp ứng phó với nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, trong đó, sẵn sàng phương án sơ tán dân theo diễn biến mưa, lũ thực tế.
Sáng 11/8, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai họp về ứng phó với mưa lũ sau bão số 2. Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai chủ trì cuộc họp.