Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chiềng Khương, BĐBP Sơn La quản lý địa bàn 2 xã biên giới Chiềng Khương và Mường Sai (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La). Nơi đây địa bàn hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn BPCK Chiềng Khương thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động khắc phục mọi khó khăn, luôn “gần dân, bám dân, giúp dân”, để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn biên giới có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo và ổn định cuộc sống, thời gian qua, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Chiềng Khương, BĐBP Sơn La và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện mô hình “Ngân hàng dê” và đem lại hiệu quả thiết thực. Từ mô hình ý nghĩa và nhân văn này đã tạo động lực cho nhiều cặp vợ chồng trẻ vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới.
Trò chuyện với tôi, bà Vi Thị Thúy, ở bản Tà Ẻn, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La kể rằng, trước đây, bà đã tự tay làm tới mấy chục chiếc khăn, đệm, chăn, gối để mang về biếu nhà chồng trong ngày cưới theo phong tục của người XinhMun. Bây giờ thì khác, con gái về nhà chồng không bắt buộc phải mang theo các sản phẩm thổ cẩm nữa. Có lẽ vì vậy mà nghề dệt thổ cẩm của người XinhMun có nguy cơ mai một dần theo thời gian. Đó cũng là lý do hoài niệm về nghề truyền thống cứ lớn dần trong những câu chuyện của bà Thúy.
Nhận rõ hệ lụy nặng nề của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, hệ thống chính trị của tỉnh Sơn La đang nỗ lực từng ngày để thay đổi nhận thức cho người dân, đặc biệt là người dân vùng dân tộc thiểu số theo hướng chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước về Luật Hôn nhân và gia đình. Tổng hợp các biện pháp đã được triển khai nhằm mục tiêu giảm dần, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Người có uy tín luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS). Người có uy tín chính là lực lượng quần chúng đặc biệt, là nhịp cầu nối gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc vănhóa truyền thống…
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, chương trình ưu tiên hướng đến phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS), tiêu biểu như các chính sách trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và hiện nay là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình này là lồng ghép giới, hướng đến xóa bỏ bất bình đẳng giới giữa các nhóm dân tộc.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chủ yếu sinh sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, đời sống còn nghèo nàn, lạc hậu, ít có điều kiện tiếp cận thông tin mọi mặt của xã hội. Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí đã nâng cao chất lượng, thay đổi hình thức, góp phần nâng cao dân trí và vănhóa đọc, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại khu vực đặc thù này.
Triển khai từ năm 2015, Đề án giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015-2025 (Đề án 498) đã góp phần tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và từ chính người dân.
Dân tộc XinhMun dân số chỉ vỏn vẹn gần 2 vạn người, cư trú chủ yếu ở các huyện biên giới giáp Lào của tỉnh Sơn La là Yên Châu và Sông Mã. Rất khó phân biệt người XinhMun với người Thái và người Lào ở Tây Bắc, bởi lẽ những dân tộc này cư trú xen kẽ với nhau nên người XinhMun có thể xem là hiện tượng dân tộc thiểu số ít người bị đồng hóa và dần mai một bản sắc.
Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố quyết định công nhận di sản vănhóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công...
Nhiều năm gần đây, công tác dân số ở khu vực miền núi, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực trạng tảo hôn (kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định) vẫn là một trong những vấn đề vô cùng “nhức nhối”.
UBND tỉnh Sơn La vừa xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án “Chương trình hoạt động vănhóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025".
Theo thông tin từ Ủy ban Dân tộc (UBDT), đơn vị này đang dự thảo và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Sự biến động của thời gian, hoàn cảnh sống, những tác động của trong quá trình hội nhập… khiến cho vănhóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bị mai một, đòi hòi cần phải bảo tồn cách thiết.