Vẫn là những hoa văn dệt từ những đường kim, mũi chỉ thêu của đồng bào các dân tộc thiểu số trên những vuông vải bông, vải lanh nhuộm chàm, nhưng với họ, tất cả đều là tình yêu thổ cẩm bằng trái tim và đam mê giữ hồn dân tộc, đồng thời, tiếp nối để trong một hành trình mới, những tri thức dân gian bản địa, nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao Tây Bắc mang một sức sống mới…
Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, một số dân tộc như Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu... vẫn còn lưu giữ những bộ tranh thờ quý giá, độc đáo, mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ riêng, mang tính ước lệ, biểu trưng cao về vănhóa.
Trong tháng 5, tại Làng Vănhóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động giao lưu vănhóa hấp dẫn với với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Hoạt động nhằm hướng tới kỷ niệm 132 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) và 68 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2022).
Là quốc gia có địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, vì thế, ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam có mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) khá phong phú, mang lại nhiều giá trị. Trong đó, UNESCO đã vinh danh 3 CVĐC toàn cầu. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị từ CVĐC, cũng như CVĐC toàn cầu vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được “đánh thức”.
Khi xem các chương trình nghệ thuật, các vở diễn sân khấu hoặc phim điện ảnh, phim truyền hình…, không ít khán giả đã có suy nghĩ, cuộc sống của giới nghệ sĩ, diễn viên chắc hẳn phải khá giả, sung túc lắm, nhưng điều đó chỉ đúng một phần. Ít ai biết rằng, phía sau ánh đèn sân khấu lộng lẫy, phía sau những trường quay sang trọng là những giọt mồ hôi khó nhọc với gánh nặng cơm áo gạo tiền của biết bao nghệ sĩ, diễn viên khi “trót mang lấy nghiệp vào thân”.
Từ ngày 29-4 đến 3-5, tại Làng Vănhóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra phiên chợ vùng cao với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Sơn La điểm hẹn” nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của du khách dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5.
Nhờ sự chung sức, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, qua hơn 5 năm được công nhận là xã nông thôn mới (năm 2016), diện mạo xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên và cuộc sống của người dân nơi đây không ngừng đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh qua từng năm, thu nhập bình quân đầu người tăng cao...
Di tích lịch sử địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam (1966-1978) tại hang Ngườm Chiêng và Danh lam thắng cảnh Mắt thần núi ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, được công nhận là Di tích Quốc gia.
Có một vùng đất nằm ngang trên tuyến đường 279 huyết mạch nối liền 6 tỉnh biên giới phía Bắc từng là căn cứ địa cách mạng thời kỳ chống Pháp - Nhật và ghi danh với khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940. Trong khi các khu vực cửa khẩu thông thương với nước bạn Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, thì thung lũng Bắc Sơn (huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn) lại bị chìm khuất đi sau những dãy núi đá vôi trùng điệp, cho đến khi trào lưu du lịch khám phá tìm ra vùng đất nhiều vẻ đẹp tàng ẩn này.
Trong cộng đồng người Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc, thầy Then được coi là những người có khả năng tiếp cận thế giới siêu nhiên, làm cầu nối giữa người trần với các đấng thần linh. Những người làm Then ngoài việc am hiểu phong tục, tập quán dân tộc, họ còn là những nghệ sĩ dân gian thực thụ, giỏi đàn, hát, múa nghi lễ và có cả một gia tài các “bảo bối” để hành nghề.
Đồng bào dân tộc Nùng ở các huyện Trùng Khánh, Hòa An (Cao Bằng) có một di sản vănhóa phi vật thể rất đặc sắc, đó là loại hình nghệ thuật tuồng Giá Hai, được phát triển từ nghệ thuật diễn trò rối dây có từ thời xa xưa. Giá Hai là loại ca kịch mang tính tổng hợp, đặc sắc, gần gũi với nhân dân bằng sự hòa trộn giữa lời ca, tiếng nhạc, điệu múa vô cùng phong phú và hấp dẫn. Tuy nhiên hiện nay, loại hình nghệ thuật này chưa được phổ biến rộng rãi như hát then của người Tày - Nùng nên vẫn chưa có nhiều người biết đến.
“Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu nói từ ngàn xưa giới thiệu về 4 mường lớn ở vùng Tây Bắc. Lớn nhất là Mường Thanh (Điện Biên), thứ nhì Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), thứ ba Mường Tấc (Phù Yên, Sơn La), thứ tư Mường Than (Than Uyên, Lai Châu). Đây được coi là 4 vựa lúa của Tây Bắc. Mường Lò là một trong 4 mường này, nơi hội tụ của nhiều bản sắc vănhóa của đồng bào Tây Bắc, nổi trội là vănhóa của các dân tộc Thái, Mông, Mường, Dao, Tày. Các lễ thức dân gian các dân tộc thiểu số nơi đây thể hiện đậm nét nhất trong dịp Tết và những ngày hội Xuân.
Những ngày cuối Đông, mưa phùn, giá rét liên miên, mang nét đặc trưng của miền rừng biên ải vùng Đông Bắc. Hầu như năm nào, các đồn Biên phòng đóng chân ở đây như Đồn Biên phòng Bắc Sơn, Đồn Biên phòng Quảng Đức, BĐBP Quảng Ninh… cũng có kế hoạch sửa sang nhà cửa, xây mới công trình giúp bà con chống đỡ với rét buốt, giá lạnh. Đồng thời, những nếp nhà cô lẻ, neo đơn có cơ hội đón một cái Tết no ấm, khang trang.
Xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh nằm ở lưng chừng sườn núi Quảng Nam Châu, dãy núi có độ cao 1.507m so với mực nước biển, giáp biên giới với Trung Quốc. Phiên chợ của đồng bào ở đây họp vào Chủ nhật hằng tuần và là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa của đồng bào 5 dân tộc anh em sống trên địa bàn 7 xã, thị trấn khu vực biên giới Bình Liêu.
Thời gian gần đây, trên một số báo, tạp chí điện tử, triển lãm đã xuất hiện những bức ảnh đẹp về đời sống, phong tục, tập quán, trang phục của một số dân tộc thiểu số (DTTS) ở Việt Nam của nhiếp ảnh gia Nguyễn Sơn Tùng. Dù không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng những bức ảnh của anh đã minh chứng cho tình yêu, niềm đam mê và sự dấn thân của Nguyễn Sơn Tùng với vănhóa các DTTS ở Việt Nam.