Ngày 29/9, tại Bộ Chỉ huy BĐBP Trà Vinh, Cụm thi đua số 6 BĐBP tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua Quyết thắng năm 2023. Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có Đại tá Nguyễn Quốc Cường, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP.
Huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm gần 52%). Thời gian qua, nhờ sự quan tâm hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền cùng tinh thần vượt khó vươn lên của đồng bào Khmer mà hiện nay đời sống của bà con ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc.
Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị vănhóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.
Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bạc Liêu, nhất là các hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được cấp ủy đảng, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện tốt các chính sách của Đảng và nhà nước như hỗ trợ xây nhà ở, vốn sản xuất kinh doanh; đào tạo nghề, giới thiệu việc làm... Qua đó góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng đổi thay, phát triển.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống (chiếm 35,44%). Giai đoạn 2021-2025, Sóc Trăng có 63 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS với 128 ấp đặc biệt khó khăn. Sau 3 năm triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG) đã góp phần thay đổi diện mạo vùng đông đồng bào DTTS trong tỉnh.
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, tỉnh An Giang có 16 xã thuộc vùng DTTS, trong đó xã khu vực III có 7 xã, xã khu vực I có 9 xã.
Bằng tài hoa, tâm huyết và tình yêu đối với những người lính luôn xông pha nơi hiểm yếu để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, ở tuổi 93, Đại tá, nhà văn Lương Sĩ Cầm dành tặng văn đàn Việt Nam một bất ngờ. Đó là ông đã hoàn thành cuốn truyện ký dày 300 trang mới có nhan đề "Chuyện kể ở giới tuyến", xuất sắc giành giải B giải thưởng văn học "Vì bình yên cuộc sống" của Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức.
Những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai tại tỉnh Cà Mau đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đó đã tạo nhiều chuyển biến lớn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh.
Chính khách Hun Manet, ngôi sao sáng nhất trên vũ đài chính trường Campuchia hiện tại, người được đông đảo các tầng lớp nhân dân Campuchia mong chờ nhất đã chính thức được Quốc vương Norodom Sihamoni sắc phong làm Thủ tướng Campuchia nhiệm kỳ Quốc hội khóa VII ngày 7/8. Và ngày 22/8, Quốc hội Campuchia đã bầu ông Hun Manet làm Thủ tướng mới của nước này với sự nhất trí của toàn bộ các nghị sỹ.
Sau 4 năm thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP), tỉnh An Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo đó, nhiều sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được công nhận OCOP, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia các chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững.
Những năm gần đây, du lịch vănhóaKhmer các tỉnh, thành phố (TP) có đông đồng bào Khmer sinh sống đã có nhiều bước phát triển đáng kể, được xem là một nét mới, tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn mang tính đặc thù của đồng bào dân tộc, thu hút du khách trải nghiệm khám phá.
Nghệ thuật sân khấu Dù kê là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Dù kê còn có tên gọi khác là Lakhôn Bassắc, nghĩa là kịch hát của người Khmer ở vùng sông Bassắc (sông Hậu). Loại hình sân khấu ca kịch Dù kê có cốt truyện được xây dựng trên nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian.
Huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống (chiếm 35%). Những năm qua, từ các nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh, Cầu Ngang đã triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như xây dựng cầu, đường, nhà vănhóa, công trình nước sinh hoạt... Qua đó, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây được đổi mới, kinh tế từng bước được nâng lên, hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm đều giảm và đạt chỉ tiêu so với nghị quyết, kế hoạch đề ra.
Bạc Liêu có khá đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cho vay ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống, chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất... nên cuộc sống của đồng bào Khmer có bước phát triển rõ nét. Cùng với đó, diện mạo các xóm, ấp nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống cũng ngày càng khởi sắc.
Nhạc ngũ âm là loại hình nghệ thuật truyền thống, mang tính chất tiêu biểu, thường xuất hiện vào các dịp lễ hội lớn ở chùa và gia đình đồng bào Khmer trong các phum, sóc khi có đám tiệc và được xem là “linh hồn” trong đời sống vănhóa độc đáo của đồng bào Khmer.