120 huyện, thị xã tại 14 tỉnh có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở
Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong chiều và tối nay có 120 huyện, thị xã, thành phố tại 14 tỉnh tiếp tục có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá.
Theo cơ quan dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong chiều và tối nay có 120 huyện, thị xã, thành phố tại 14 tỉnh tiếp tục có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá.
Theo phong tục truyền thống của người Pà Thẻn, việc nhảy lửa nhằm truyền dạy cho con cháu đời sau cách để xua đi nỗi sợ hãi, yếu đuối, kết hợp với các bài cúng, bài chú xin sức mạnh từ thần linh.
Ra đời trong khói lửa chiến tranh, tuy gặp nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng các thế hệ cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) - BĐBP Đắk Lắk ngày nay luôn gắn bó với biên giới, không tiếc máu xương, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Điển hình là các đơn vị như Đồn Biên phòng Ea H’Leo và Đồn Biên phòng Sê Rê Pôk...
Tỉnh Quảng Nam có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng quần tụ đông đảo nhất vẫn là đồng bào dân tộc Cơ Tu. Đối với đồng bào Cơ Tu sống dọc dãy Trường Sơn huyền thoại, công trình Gươl như một “bảo tàng sống” mà nơi đó trở thành không gian văn hóa linh thiêng của cả buôn làng.
Những sinh hoạt đời thường, những sản vật vùng cao, những hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí... của đồng bào dân tộc thiểu số đã không còn bó hẹp nơi núi rừng mà đã lan tỏa xuống phố, mang đến cái nhìn khác lạ và đầy cảm xúc trong lòng du khách và người dân.
Là người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, Đại úy Võ Huy Thắng, Trợ lý công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Bình luôn phấn đấu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Học ở Bác lòng nhân ái, yêu thương con người, Đại úy Võ Huy Thắng dành nhiều tâm huyết, tham mưu, đẩy mạnh các hoạt động nhân ái hướng về đồng bào nghèo nơi biên cương của Tổ quốc. Nhờ những nỗ lực của anh và đồng đội, đời sống đồng bào đã dần trở nên tốt đẹp, đủ đầy hơn.
Cuốn sách là tài liệu có giá trị cả về lý luận và thực tiễn rất sâu sắc, có thể coi là “cẩm nang” đối với việc quán triệt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thời kỳ mới.
Với gần 100% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, Trường Tiểu học - Trung học cơ sở (TH-THCS) Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã đưa văn hóa dân tộc Ba Na vào trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, giúp định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong việc dùng bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch tại địa phương.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên đầu tư toàn diện đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc.
Gần 30 năm quân ngũ, Đại tá Bùi Đức Trung, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Cao Bằng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, nhưng có một điểm chung, đó là ở cương vị nào, anh cũng luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Khi nhắc đến Đại tá Bùi Đức Trung, mọi người đều dành cho anh sự nể phục bởi tinh thần nhiệt huyết, đam mê và đầy bản lĩnh, được thể hiện qua việc xác lập chuyên án cũng như quá trình đấu tranh phá án.
Thượng úy Phạm Văn Phong, Đội trưởng Đội Kiểm soát hành chính, Đồn Biên phòng Na Cô Sa, BĐBP Điện Biên là người cán bộ gương mẫu, năng động, sáng tạo. Anh luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, là một trong những tấm gương sáng về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, các đơn vị thuộc BĐBP các tỉnh: Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Long An đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, học sinh giỏi trên địa bàn.
Là xã vùng cao biên giới với gần 87% cư dân là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, trong những năm gần đây, xã Hải Sơn (thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) được biết đến là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, thú vị. Đến Hải Sơn hôm nay, du khách không chỉ khám phá một nét đẹp riêng có trong bức tranh du lịch Móng Cái đặc sắc, mà còn trân quý biết bao sức vươn của một vùng đồng bào dân tộc thiểu số, cảm nhận rõ nét sự đổi thay trên quê hương vùng cao khi ý Đảng tròn vẹn với lòng dân!
Sợ những gì gần gũi nhất mất đi, nghệ nhân A Đai ngày ngày vẫn chau chuốt từng sợi tre, sợi nứa, như muốn lưu giữ thương nhớ của ông cha còn lại. May thay, bây giờ, lão nghệ nhân vẫn còn đủ sức khỏe để truyền lại cho người sau.
Đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 4/5 Công ước về văn hóa của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) liên quan trực tiếp đến lĩnh vực di sản văn hóa. Các hoạt động thực tiễn đã chứng minh Việt Nam luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết về bảo vệ di sản văn hóa.