Gia tăng tội phạm hình sự về động vật hoang dã
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (EVN) cho biết, số lượng các vụ án hình sự về động vật hoang dã (ĐVHD) và số lượng đối tượng bị xử lý trong 5 năm gần đây có chiều hướng gia tăng.
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (EVN) cho biết, số lượng các vụ án hình sự về động vật hoang dã (ĐVHD) và số lượng đối tượng bị xử lý trong 5 năm gần đây có chiều hướng gia tăng.
Trong 3 tháng đầu năm 2023, Trung tâm giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã ghi nhận 418 vụ việc vi phạm về động vật hoang dã (ĐVHD) trên không gian mạng, chủ yếu là hành vi quảng cáo, rao bán ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD.
Tình hình hoạt động của tội phạm trên địa bàn thành phố (TP) Đà Nẵng nói chung, khu vực biên giới (KVBG) biển TP Đà Nẵng nói riêng được đánh giá là có diễn biến khá phức tạp. Cùng với các lực lượng chức năng khác, BĐBP TP Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh công tác đấu tranh có hiệu quả với nhiều loại tội phạm như tội phạm ma túy, buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả..., góp phần đảm bảo an ninh KVBG biển của TP.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã ký quyết định lập tổ công tác liên ngành (hải quan, công an, quản lý thị trường) với nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý các thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua 10 cảng hàng không quốc tế.
Núp bóng sau các công ty “ma”, các đối tượng đã thực hiện hành vi để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm từ nước ngoài về cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng). Thế nhưng, liên tiếp các hành vi này đã bị lực lượng chức năng phát hiện, điều tra và đưa ra xét xử với những bản án thích đáng.
Với lợi nhuận đặc biệt lớn từ việc buôn bán động vật hoang dã, các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để vận chuyển trái phép từ nước ngoài về Việt Nam. Việc các cơ quan chức năng thành phố Đà Nẵng xét xử vụ án vận chuyển trái phép gần 10 tấn ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê, xương sư tử thể hiện bước tiến tích cực trong nỗ lực đấu tranh, ngăn chặn tội phạm buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam.
Ngày 21/2, Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử đối tượng liên quan đến 2 vụ vận chuyển trái phép gần 10 tấn các loại sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê, xương sư tử từ châu Phi về Việt Nam, phát hiện tại cảng Tiên Sa.
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa cho biết, đầu tháng 11/2022, Tòa án nhân dân huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) đã tuyên phạt đối tượng Đinh Minh Tính (trú tại thôn Yên Nhất, xã Yên Hóa, huyện Minh Hóa) mức án 12 tháng tù về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.
Nhiều đối tượng quảng cáo, rao bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép trên Internet đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Những chế tài mạnh mẽ của các cơ quan chức năng với hành vi “quảng cáo bán ĐVHD trên Internet” đã và đang thể hiện thái độ “không khoan nhượng”, quyết tâm ngăn chặn các vi phạm về ĐVHD trên không gian mạng.
Chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, đồng thời, kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm là “điểm nhấn” của lực lượng phòng, chống tội phạm BĐBP thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua. Với nhiều cách làm hay, sáng tạo và được thực hiện bởi cán bộ tâm huyết, mưu trí, dũng cảm, lực lượng phòng, chống tội phạm BĐBP Đà Nẵng đã liên tục tạo dấu ấn bằng những chiến công, góp phần đem lại sự bình yên ở khu vực biên giới biển của thành phố.
Không khó để tìm thấy các video quảng cáo, lời chào mời mua các sản phẩm có nguồn gốc từ đồng vật hoang dã (ĐVHD) trên mạng Internet thông qua các ứng dụng mạng xã hội Zalo, Facebook hay các trang mua sắm trực tuyến. Xu hướng gia tăng các vi phạm về ĐVHD trên Internet hiện nay đòi hỏi các cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan tư pháp cần xem xét nghiêm túc cũng như cùng đưa ra giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết.
4 đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gần 1 tấn vảy tê tê châu Phi vừa bị xử phạt 18 năm tù. Đây là mức án thích đáng cho các đối tượng gián tiếp khiến hàng nghìn động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm bị giết hại mỗi năm và suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh cho những người có ý định săn bắt, giết hại, buôn bán ĐVHD.
Với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thời gian qua, các đối tượng buôn lậu động vật hoang dã (ĐVHD) đã bất chấp pháp luật, cấu kết với người nước ngoài, hình thành đường dây buôn lậu xuyên quốc gia để vận chuyển “hàng” từ châu Phi về Việt Nam.
Việt Nam đã và đang hoàn thiện khung pháp lý xử lý tội phạm về động vật hoang dã (ĐVHD). Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều thách thức cản trở việc thực thi pháp luật về vấn đề này, trong đó có cả những vướng mắc, bất cập trong quy định về quản lý, bảo vệ ĐVHD.
Theo Cơ quan Điều tra môi trường (EIA), Việt Nam là điểm đến chính của các sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD) bất hợp pháp có nguồn gốc từ khắp châu Phi, được vận chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp đến Việt Nam bởi các nhóm tội phạm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ĐHVD tại Việt Nam và các nước khác. Hoạt động của những nhóm tội phạm này đang đẩy nhanh sự suy giảm đa dạng sinh học, đẩy nhiều loại ĐVHD đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.