Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng, phát triển ở nhiều tỉnh, thành phố (TP) khu vực Nam Bộ dưới nhiều hình thức, quy mô khác nhau. Hiện nay, để bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật này, các tỉnh phía Nam cũng đã phát triển một sản phẩm đặc trưng để thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, ngày trước nổi tiếng với nạn khai thác trầm hương, lâm sản trái phép, săn bắt động vật hoang dã. Du lịch phát triển đã “cảm hóa” những người dân vốn được dán mác “lâm tặc”. Giờ đây, họ là những người tiên phong bảo vệ các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng.
Hơn 60 năm cống hiến cho nghệ thuật múa, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Chu Thúy Quỳnh, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam vẫn theo sát bước chân các nghệ sĩ đến từng xã, từng bản làng, sưu tầm, phục dựng rồi sáng tạo ra những điệu múa mới. Những điệu múa của bà mang đậm dấu ấn về chiều sâu văn hóa, lịch sử dân tộc, thấm đẫm hồn núi sông và điểm tô cho lịch sử nước nhà.
Tiềm năng, lợi thế từ biển, đảo đã giúp ngành du lịch Việt Nam đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút du khách cả nội địa lẫn quốc tế.
Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9-9-1969, đã đánh giá về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.
Để hòa mình vào dòng chảy “Năm Du lịch quốc gia - Quảng Nam 2022”, vừa qua, Ban Quản lý Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn đã chính thức cho ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài trời tại Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) với tên gọi “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại”. Là một trong những điểm đến du lịch quan trọng của “cung đường di sản miền Trung”, bởi vậy, chương trình nghệ thuật đặc sắc này được đánh giá là bước tái phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19.
Di sản địa chất Việt Nam có vai trò quan trọng đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội và cộng đồng. Vì thế, việc một CVĐC được công nhận là CVĐC toàn cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là cơ hội tạo động lực phát triển ngành du lịch nhờ vào sự gia tăng số lượng du khách quốc tế. Từ đó, đem đến những lợi ích kinh tế và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước trên thế giới.
Một trong những sứ mệnh hàng đầu của CVĐC toàn cầu được UNESCO công nhận là phát triển cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thông qua việc bảo tồn và khai thác hợp lý các giá trị di sản trong vùng CVĐC để phát triển du lịch bền vững. Thế nhưng, trên thực tế, giá trị của các CVĐC đã thực sự phát huy được hết hay chưa? Đó là nhiệm vụ của mỗi địa phương nói riêng và cả hệ thống chính trị nói chung.
Là quốc gia có địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, vì thế, ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam có mạng lưới công viên địa chất (CVĐC) khá phong phú, mang lại nhiều giá trị. Trong đó, UNESCO đã vinh danh 3 CVĐC toàn cầu. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị từ CVĐC, cũng như CVĐC toàn cầu vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được “đánh thức”.
Một trong những giải pháp mà tỉnh Lai Châu đã triển khai thực hiện hiệu quả trong việc bảo tồn di sản văn hóa chính là gắn kết di sản với phát triển kinh tế du lịch và khai thác bền vững các giá trị di sản bằng cách dựa vào cộng đồng. Bởi trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chúng ta phải biết cách biến di sản thành tài sản, biến tài nguyên thành tài chính, biến văn hóa thành hàng hóa, biến môi trường thành thị trường.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát triển di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các sở, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Pháp luật về di sản văn hóa được phổ biến sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, qua đó, đã phát huy tốt công tác giữ gìn, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Trong không khí trang nghiêm, đúng 7 giờ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, địa phương đã tề tựu đông đủ tại sân trung tâm lễ hội. Trong tiếng nhạc lễ linh thiêng, đoàn đại biểu đã khởi hành từ sân hành lễ, qua Nghi môn, Ðền Hạ, Ðền Trung, rồi lên tiến lên Ðền Thượng. Ði đầu là đội tiêu binh rước cờ Tổ quốc, cờ hội và vòng hoa lớn mang dòng chữ "Ðời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước".
Tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, các vị lãnh đạo đã vào Thượng cung, thành kính dâng hương, hoa, lễ vật tưởng nhớ, tri ân công đức của các Vua Hùng.