Hơn 6 tháng sau trận lũ quét kinh hoàng, người dân bản Hòa Sơn và Sơn Hà, xãTàCạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đang từng bước ổn định cuộc sống. Cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, nhiều gia đình chủ động nguồn vốn khôi phục lại đất sản xuất để canh tác, trồng trọt. Tuy nhiên, ở “rốn lũ” vẫn còn những gia đình bị thiệt hại nặng đang mòn mỏi chờ đợi được tổ chức tái định cư đến nơi ở mới, nhất là khi mùa mưa lũ lại đang đến gần.
Có đường biên giới dài hơn 468km, tiếp giáp với 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô Ly Khăm Xay của nước bạn Lào, lại gần khu vực “Tam giác vàng” là một trong những khu vực sản xuất ma túy lớn nhất thế giới, Nghệ An luôn là địa bàn phức tạp về tội phạm ma túy. Vì vậy, các địa bàn giáp biên luôn được BĐBP Nghệ An tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nắm chắc tình hình địa bàn, đối tượng, xây dựng các kế hoạch, lập chuyên án để đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán, vận chuyển ma túy, nhờ đó, hàng loạt vụ án được triệt phá, thu giữ một lượng ma túy lớn.
Thời gian qua, các đơn vị thuộc BĐBP tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân, nhất là đồng bào nơi biên giới. Qua đó tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân; từng bước ngăn chặn và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật, nhất là tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Sáng 9/10, thông tin từ UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết, trong đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, toàn huyện có 1 người tử vong, 615 ngôi nhà bị thiệt hại, trong đó có 265 ngôi nhà buộc phải di dời khẩn cấp do lũ tàn phá gây hư hỏng hoàn toàn hoặc nguy cơ sạt lở núi đe dọa.
Ngày 6/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai tổ chức 2 đoàn công tác tại tỉnh Nghệ An để đánh giá, rút kinh nghiệm công tác ứng phó và khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất, mưa lũ; nắm bắt nhu cầu hỗ trợ khẩn cấp của địa phương; thăm hỏi, động viên người dân.
Ngày 5/10, đồng chí Nguyễn Đức Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ quét gây ra tại địa bàn huyện Kỳ Sơn và thăm hỏi, động viên nhân dân bị thiệt hại. Tham gia đoàn công tác có đại diện các sở, ban, ngành; chỉ huy các đơn vị vũ trang trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức, huyện Kỳ Sơn đã xác định rõ, lấy xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh làm nhiệm vụ hàng đầu. Trên cơ sở đó, địa phương này đã đưa ra các giải pháp mang tính đột phá, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã diễn ra trong thời gian dài. Nhờ đó, tính chiến đấu của các tổ chức, cơ sở Đảng tại các xã, thị trấn dần được nâng lên, cán bộ, đảng viên bám địa bàn, đưa ra các giải pháp phục vụ nhân dân.
Trước những thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra đối với nhân dân huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, BĐBP Nghệ An đã huy động tối đa lực lượng cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương, người dân và các lực lượng liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống của nhân dân.
Chiều 3/10, ông Vi Văn Mằn, Chủ tịch UBNDxãTàCạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết, trong trận lũ quét vừa qua, tại địa phương này, ngoài bản Sơn Hà và Hòa Sơn thì các bản Bình Sơn 1, Bình Sơn 2 và bản Cánh cũng bị thiệt hại nặng nề.
Đến sáng 3/10, lũ trên suối Huồi Giảng và sông Nậm Mộ chảy qua xãTàCạ và thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã rút. Địa bàn lũ quét đi qua ngổn ngang bùn đất, cùng với lực lượng tại chỗ, chính quyền địa phương đã đề nghị các đơn vị vũ trang điều động quân số để khẩn trương khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, nhân dân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, bởi thiệt hại của trận lũ quét gây ra quá lớn.
Chiều 2/10, ông Vi Hòe, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An cho biết, nước lũ, sạt lở đất vẫn đang gây chia cắt hoàn toàn địa bàn hai xãTàCạ và Tây Sơn. Chính quyền địa phương đang phát huy phương châm "4 tại chỗ", khẩn trương ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Bằng kinh nghiệm, uy tín và sự đức độ, đảng viên cao tuổi người dân tộc thiểu số ở biên giới phía Tây Nghệ An luôn âm thầm, tận tụy góp sức cùng chính quyền địa phương đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Họ cũng là người “truyền lửa” để bồi dưỡng, phát triển đội ngũ đảng viên trẻ tại địa phương.
Đồn Biên phòng Keng Đu, BĐBP Nghệ An được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 28 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào; phụ trách địa bàn xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn với 10 bản chủ yếu là đồng bào dân tộc người Khơ Mú. Những năm trước đây, tại xã Keng Đu thường xuyên xảy ra các vụ mua bán người. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, nhờ triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Keng Đu được giữ vững, không còn tình trạng buôn bán người xảy ra tại địa phương.
Sau nhiều ngày bị cô lập do bão số 9, ngày 22-11, con đường vào xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã được thông tuyến. Trước đó, mưa lũ sạt lở đã làm cho hàng ngàn khối đất, đá đổ xuống từ triền núi, cắt phăng mọi ngả đường. Hiện nay, 4 nạn nhân mất tích do sạt lở núi vẫn chưa được tìm thấy. Cắt rừng, vượt suối lũ, băng qua những đoạn dốc đá chênh vênh, hàng chục người lính đã tìm đến và ở lại cùng đồng bào vùng cao. Trong rét buốt của mưa nguồn, công cuộc tìm kiếm người mất tích vẫn đang được thực hiện miệt mài, ở rẻo cao Phước Lộc.
Mang khát vọng thay đổi tư duy và nhận thức từ cơ sở, 20 năm qua, xác định rõ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của khu vực biên giới và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng khu vực biên giới vững mạnh, BĐBP đã có những đóng góp quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế-văn hóa ở các xã biên giới đặc biệt khó khăn. Và trong 20 năm ấy, theo bước chân những người lính Biên phòng mang trên vai hai trọng trách tăng cường cho các xã đặc biệt khó khăn (1999-2019) để đem lại ấm no cho vùng biên gian khó - biên cương đã thành nơi tỏa sáng tình dân, nghĩa Đảng.