Trong những ngày cả nước tưng bừng kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra triển lãm sách “Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024) và khai trương thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands”. Những người yêu sách thật hạnh phúc khi được hòa mình vào không gian rộng lớn, phong phú của những cuốn sách, nguồn tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó, đặc biệt là bản Di chúc - di sản vô giá mà Người để lại cho nhân loại.
Hưởng ứng Ngày SáchvàVănhóađọc Việt Nam năm 2024 (21/4), các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng vănhóađọc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới.
Thiếu tướng Trịnh Ngọc Huyền tiếp tôi trong một sáng mùa thu Tháng Tám, tại nhà ông nằm trong khu tập thể Bộ đội Biên phòng, phố Đào Tấn, Hà Nội. Biết công việc của tôi, trong cái bắt tay rất chặt, chân tình, ông nói: "Viết về mình nên vừa phải thôi, bởi tất cả những gì có được của mình là nhờ Đảng, Công an, Quân đội, làng quê cho cả". Ông cười, cái cười đôn hậu, bao dung, làm tôi được thể trò chuyện với ông thoải mái.
Ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, người dân tộc Dao được biết đến là người uy tín, người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ tại đây.
Trung tướng Trần Quyết (tên khai sinh là Phạm Văn Côn), sinh năm 1922, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nguyên Tư lệnh kiêm Chính ủy Công an nhân dân vũ trang, đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác. Là người lãnh đạo gắn bó suốt đời với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, Công an nhân dân vũ trang nói riêng, Trung tướng Trần Quyết đã để lại trong lòng bao thế hệ người lính hình ảnh người chỉ huy thông minh, mưu trí và đầy lòng nhân ái.
Chính ủy Nguyễn Quang Việt (tên khai sinh Nguyễn Ngọ, bí danh là Hùng, Phong, Ba Nam), là một vị tiền bối cách mạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Chính ủy kiêm Tư lệnh phó Công an nhân dân vũ trang. Ông sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân nghèo tại thôn Thượng Hòa, xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
LTS: Trải qua gần 65 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân vũ trang trước đây, Bộ đội Biên phòng ngày nay luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó. Toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng đã hai lần được Đảng, Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (lần thứ nhất - 1979, lần thứ hai - 2009) và được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, ba Huân chương Hồ Chí Minh, hai Huân chương Độc lập hạng Nhì, hai Huân chương Quân công hạng Nhất, một Huân chương Quân công hạng Ba, ba Huân chương Lao động; nhiều đơn vị, cá nhân được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và được nhận nhiều phần thưởng cao quí của Đảng và Nhà nước.
Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2023, các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực ý nghĩa nhằm nâng cao kiến thực, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật cho cán bộ, chiến sĩ, học sinh và nhân dân khu vực biên giới.
Ở xã biên giới Bắc Xa, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, mọi người đều biết tới ông Kỳ Dùng Phú – người có uy tín của người dân trong xã. Ông Phú không chỉ biết làm kinh tế giỏi mà còn có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết trong cộng đồng, vận động nhân dân tham gia bảo vệ đường biên cột mốc Tổ quốc.
Thời gian qua, không ít tà đạo, hiện tượng tín ngưỡng mới có nguồn gốc từ nước ngoài và một số địa phương trong nước du nhập vào địa bàn tỉnh Điện Biên, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn. Trước thực tế đó, BĐBP Điện Biên đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương chủ động phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, từng bước đẩy lùi tà đạo.
Tôi trở lại Pò Hèn vào một ngày đầu tháng 10. Trời xanh trong, nắng trải vàng từng sợi. Chiều biên giới cuối thu với những hanh hao, sâu lắng. Nghe thoảng trong gió, mùi hương quế dìu dịu nhắc nhớ chuyện xưa, khe khẽ kể chuyện nay…
Vượt qua hành trình đèo núi dài hơn 600km, chúng tôi tới được xã biên giới Si Pa Phìn, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên với những món quà yêu thương từ miền xuôi gửi lên biên giới. Cảm giác mệt nhọc được xua tan bởi những ánh mắt trẻ thơ lấp lánh, háo hức, phấn khởi khi đón nhận những phần quà thiết thực từ giáo viên, học sinh và người dân Thủ đô trao tặng.
Ngày 30/9, Trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An (thành phố Hà Nội), Báo Biên phòng và Phòng Chính trị BĐBP tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức Chương trình “Vì Biên cương thân yêu”. Những phần quà ý nghĩa đã được trao tặng cho học sinh khu vực biên giới tỉnh Điện Biên.
Phát triển vănhóađọc nhằm nâng cao dân trí, góp phần xóa bỏ hủ tục, đồng thời bảo tồn, phát huy bản sắc vănhóa dân tộc. Với vai trò và tầm quan trọng ấy, tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà vănhóa, câu lạc bộ” và Đề án “Phát triển vănhóađọc trong cộng đồng”... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vai trò của sách, tri thức; ý nghĩa của vănhóađọc đối với sự phát triển của xã hội.
Nghệ nhân dân gian được ví như con tằm rút ruột nhả tơ cả đời gắn bó vănhóa truyền thống bằng niềm đam mê và sự cống hiến. Họ là những người thầy có thể không có “thù lao” khi lên lớp, sớm tối say mê đến từng bản làng để sưu tầm, lưu giữ sách cổ, làn điệu, nghi lễ cổ truyền... Mùa Xuân có bao điều mới mẻ! Những nghệ nhân gạo cội ấy vẫn tiếp tục hành trình gìn giữ nét đẹp vănhóa, cùng với đó là bao điều ước vọng.