Chiều 23/5, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, BĐBP Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương, Nhóm từ thiện Trần Tình - Nhóm từ thiện Toàn Liêm (thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức tặng quà cho bà con nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Tân Thành và thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Tôi có ấn tượng sâu sắc với tấm áo trấn thủ Điện Biên với những đường may chéo hình quả trám. Mỗi đường may như gửi gắm vào đó bao tình cảm quân dân như “cá với nước”. Có lẽ, ít có tấm quân phục nào giản dị đơn sơ mà sống mãi trong ký ức người lính Điện Biên đậm nét như thế. 36 đường may trên áo là 36 đường gian khó, là những ngày rát bàn tay, rộp da tay, chân bấm võng nền đường mòn vẹt cả đế giày, đế dép để “kéo pháo vào” rồi “kéo pháo ra” thực hiện phương châm nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Đánh chắc, tiến chắc”.
Chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), các đơn vị Biên phòng trên hai tuyến biên giới đã chủ trì, phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Tự hào là những người bảo vệ an ninh biên giới trên mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, đoạn ngã ba biên giới giáp với Trung Quốc và Lào, những năm qua, các chiến sĩ “quân hàm xanh” ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn làm tốt công tác phối hợp với người dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới và phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù số hộ nghèo còn chiếm tới hơn 60%, song mảnh đất miền đất cực Tây này đang từng bước chuyển mình hứa hẹn trở thành “điểm sáng” về kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng, an ninh ở vùng đất “Ngã ba biên”.
Những ngày qua, với tấm lòng hướng về người nghèo biên giới, các cơ quan, đơn vị đã cùng đồng hành với BĐBP trao tặng nhà, công trình nước sạch, trao sinh kế, trao tặng học bổng... cho học sinh và người dân khu vực biên giới, giúp bà con vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Hệ thống phòng khám quân dân y kết hợp của BĐBP Nghệ An ở những bản làng biên giới xa xôi đang thực sự trở thành “điểm tựa” chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc định cư trên địa bàn. Thông qua hoạt động khám chữa bệnh, tình cảm quân dân càng thêm gắn bó, cùng góp sức bảo vệ biêncương, xây dựng biên giới giàu mạnh.
Ngày 23/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy, BĐBP Nghệ An phối hợp với Trạm y tế xã Thanh Thủy (huyện Thanh Chương, Nghệ An) và Bệnh viện Mắt Sài Gòn tổ chức khám, hướng dẫn điều trị các bệnh về mắt cho người cao tuổi trên địa bàn.
Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn xác định công tác dân tộc (CTDT) có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng ta luôn đề ra đường lối, chủ trương, chính sách để không ngừng củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, BĐBP Nghệ An đã đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình, biện pháp củng cố hệ thống chính trị cơ sở, chăm lo cho cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới. Nhờ đó, tình cảm quân dân ngày càng thêm gắn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Để góp phần chăm sóc sức khỏe tại chỗ, khám chữa bệnh ban đầu cho người dân ở các địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa, BĐBP Nghệ An đã triển khai hoạt động “Tủthuốcbiêncương”. Đây thực sự là cơ sở y tế tuyến đầu, đem lại lợi ích thiết thực cho bà con khu vực biên giới, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước, lực lượng BĐBP không chỉ khẳng định vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, mà còn chứng tỏ là một đội quân chiến đấu, đội quân công tác vững vàng của QĐND Việt Nam khi vừa tiến hành bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vừa tích cực tham gia củng cố cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực biên giới, hải đảo.
Thời gian qua, dịch Covid-19 gây tác động tiêu cực, làm cuộc sống của nhân dân ở khu vực biên giới thêm phần khó khăn. Bằng tình thương và trách nhiệm, cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ BĐBP Quảng Ninh đã tổ chức nhiều hoạt động phát triển kinh tế, tạo sinh kế bền vững, an sinh xã hội cho đồng bào ở khu vực biên giới. Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao đời sống của đồng bào, tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng trong lòng nhân dân khu vực biên giới, hải đảo.
Lòng nhân ái, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Noi gương Bác, Hội Phụ nữ cơ sở (PNCS) BĐBP các tỉnh phía Bắc đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về đồng bào nơi biên giới, đặc biệt là người dân có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19, từ đó, lan tỏa tình yêu thương và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Lòng nhân ái, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Noi gương Bác, Hội Phụ nữ cơ sở (PNCS) BĐBP các tỉnh phía Bắc đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng về đồng bào nơi biên giới, người dân có hoàn cảnh khó khăn, từ đó, lan tỏa tình yêu thương và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, những năm qua, cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ BĐBP Quảng Ninh còn tổ chức nhiều hoạt động phát triển kinh tế, an sinh xã hội cho đồng bào ở khu vực biên giới. Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao đời sống của đồng bào, tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng trong lòng nhân dân khu vực biên giới, hải đảo.