Với mong muốn nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích đất, anh Trần Văn Thời (45 tuổi, thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum) đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng mì sang trồng quýt đường cùng một số loại cây ăn trái khác trên vùng đất dốc đồi núi TuMơRông. Sau nhiều năm trồng và chăm sóc, vườn quýt đường của anh Thời đã cho kết quả ngoài mong đợi.
Tuyến đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - TuMơRông - Ngọc Linh nối hai vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Kon Tum là Măng Đen và thủ phủ sâm Ngọc Linh đã được thông tuyến từ năm 2017. Đây là cung đường được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển liên kết vùng, tạo vành đai giao thông khép kín phát triển thế mạnh về du lịch giữa vùng Măng Đen, huyện Kon Plông và thủ phủ sâm Ngọc Linh tại huyện TuMơRông. Tuy nhiên, trên tuyến vẫn còn 5 ngầm vượt suối chưa có cầu, gây khó khăn cho giao thông và du lịch.
Thủ tướng Chính Phạm Minh Chính phủ yêu cầu tỉnh Kon Tum phối hợp với các bộ, ngành cơ quan thực hiện tốt công tác quy hoạch để phát huy hết tiềm năng thế mạnh, lợi thế.
Trước đây, nhiều đồng bào Xơ Đăng ở huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum có thói quen trồng mì, trồng lúa theo hộ gia đình và trồng theo phương thức thủ công nên hiệu quả không cao, thu nhập chỉ đủ chi tiêu trong năm. Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, chính quyền xã Đăk Hà đã vận động, tuyên truyền bà con Xơ Đăng mạnh dạn liên kết với hợp tác xã (HTX) trên địa bàn để học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật để cùng phát triển, nâng cao thu nhập.
Nhằm duy trì tỷ lệ chuyên cần tại các điểm trường thôn Ty Tu, Trường Tiểu học Đắk Hà (xã Đắk Hà, huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum) đã triển khai mô hình “bán trú dân nuôi” để các em học sinh nơi đây được ăn, ngủ tại trường vào buổi trưa, sau đó sẽ tiếp tục học vào buổi chiều.
Với lợi thế địa lý “giáp biển, giáp biên giới đường bộ”, thành phố (TP) Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa kinh tế và địa chính trị chiến lược, là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á. Đặc biệt, TP Móng Cái có nhiều tiềm năng, thế mạnh và còn nhiều dư địa để phát triển khi địa phương này nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, trên tuyến hành lang kinh tế liên vùng và quốc tế gồm Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - cửa khẩu quốc tế Móng Cái - cửa khẩu Đông Hưng - TP Phòng Thành Cảng (Trung Quốc).
Sợ những gì gần gũi nhất mất đi, nghệ nhân A Đai ngày ngày vẫn chau chuốt từng sợi tre, sợi nứa, như muốn lưu giữ thương nhớ của ông cha còn lại. May thay, bây giờ, lão nghệ nhân vẫn còn đủ sức khỏe để truyền lại cho người sau.
Nhắc đến dâu tây trên vùng đất Tây Nguyên, người ta thường chỉ nghĩ đến địa danh Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), hay họa hoằn lắm mới nhớ tới Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Ít ai biết rằng, trên đỉnh đồi vùng cổng trời TuMơRông, có những người nông dân dám nghĩ, dám làm, miệt mài tạo hướng đi mới với loại trái cây thơm ngon này.
Chật vật 3 lần di dời vì sạt lở, đến nay, 139 hộ dân thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum đã an cư. Quên đi những nỗi buồn, những chiếc ché, chiếc chiêng bị vùi sâu trong đất, năm nay, bà con Tu Thó sẽ cùng nhau xây dựng cuộc sống dưới mái nhà rông mới.
Đi ngược với nếp nghĩ, cách làm của nhiều hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây (huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum), thay vì trồng mì, trồng lúa, anh Công Văn Tuyên (dân tộc Tày) đã mạnh dạn thử sức trồng cam sành nơi đất dốc, núi cao, khí hậu khắc nghiệt. Giờ đây, vườn cam của anh Tuyên đã cho kết quả ngoài mong đợi, trở thành mô hình điểm để bà con nơi đây học, làm theo.
Những tháng đầu của năm học 2022 - 2023, tỷ lệ học sinh đến lớp của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học - Trung học cơ sở xã TuMơRông (huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum) đạt gần 100%. Có được kết quả trên, ngoài nỗ lực của những người làm công tác gieo chữ, còn nhờ tinh thần tự giác, tích cực đến trường học tập của các em học sinh. Trong chuyến tác nghiệp tại các thôn, làng của xã TuMơRông, chúng tôi đã được nghe và chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động từ cuộc sống thường ngày của những “bông hoa nhỏ” ham học.
Một điều mà người làng luôn tự hào, đó là Kon Jơ Dri vẫn còn có căn nhà rông nguyên bản được xây từ năm 1977. Trở thành một trong những nhà rông đẹp nhất Tây Nguyên, và người dân phát triển văn hóa để làm du lịch xanh.
“Đầu tàu” của thôn - đó là cách người dân thôn Mô Bành II, xã Đăk Na, huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum nói về anh A Mảnh (42 tuổi), Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn. Họ bảo, A Mảnh chẳng những giỏi làm ăn, phát triển kinh tế mà còn gần gũi, tận tụy với người dân.
Người dân thôn Tu Thó, xã Tê Xăng, huyện TuMơRông, tỉnh Kon Tum rất kính nể ông A Đúp, bởi trong thôn, ông là người có uy tín, già làng gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động, phong trào ở địa phương, là tấm gương để bà con học hỏi về việc phát triển kinh tế gia đình.
Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên 9.689,61 km2. Dân số toàn tỉnh khoảng 526 nghìn người, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 53%, với 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 7 DTTS tại chỗ gồm: Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre. Tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng luôn là vấn đề được các cấp, các ngành quan tâm.