Từ tháng 2-2020 đến nay, BĐBP Tây Ninh thường xuyên duy trì 161 tổ, chốt trên biên giới. Không quản ngày nắng nóng, đêm mưa, gió lạnh, gần 800 cán bộ, chiến sĩ Biênphòng và các đơn vị tăng cường luôn túc trực 24/24 giờ, bịt kín đường mòn, lối mở. Cùng với đó, BĐBP Tây Ninh còn đẩy mạnh công tác phối hợp với các lực lượng có liên quan như: Công an, Quân sự, Hải quan, chính quyền địa phương và nhân dân, tạo thế trận liên hoàn trong phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.
Khi mới thành lập, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn gặp muôn vàn khó khăn; đơn vị phải tổ chức di chuyển liên tục, việc tổ chức triển khai nhiệm vụ sản xuất, sửa chữa vũ khí có lúc phải mượn nhà dân để thực hiện. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, có thời điểm tổ chức biên chế, tên gọi có sự thay đổi, song, cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ Xưởng sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT), Cục Kỹ thuật BĐBP luôn nỗ lực, phát huy truyềnthống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Lào Cai đã phát huy tinh thần “Huấn luyện giỏi - Đoàn kết tốt - Kỷ luật nghiêm - Sẵn sàng chiến đấu cao”, trách nhiệm, tận tụy với công việc, không ngừng rèn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đơn vị đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trở thành hạt nhân của phong trào thi đua.
Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng BĐBP là một con người đầy tận tụy với công việc mà ở đó, cho thấy trong ông có biết bao tình cảm mến thương và ý thức trách nhiệm của một người lính đã dành trọn vẹn cuộc đời mình cho vùng địa đầu phên dậu.
Với mục tiêu xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, những năm qua, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã trao đổi, thống nhất, đưa ra nhiều sáng kiến để tăng cường hợp tác biên giới giữa hai quân đội, đặc biệt là lực lượng bảo vệ biên giới hai nước. Năm 2014, hai bên đã thống nhất tổ chức giao lưu hữu nghị quốc phòngbiên giới hằng năm.
Năm 2021, nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, phòng chống xuất, nhập cảnh trái phép và dịch bệnh Covid-19, BĐBP đã triển khai nhiều hoạt động, biện pháp hữu hiệu. Trong đó, từ tháng 3-2021, Bộ Tư lệnh BĐBP đã tổ chức điều động cán bộ, chiến sĩ một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và miền Trung tăng cường cho tuyến biên giới Tây Nam thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới và phòng chống dịch. Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Biênphòng đã có cuộc phỏng vấn nhanh Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP.
Ngày 16- 4, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Định tổ chức Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tổng kết đợt thi đua đặc biệt chào mừng 60 năm Ngày Truyềnthống BĐBP Bình Định và tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, gắn với phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025.
Ngày 26-8-2014, thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức ký kết nghĩa cụm dân cư biên giới với thôn Thán Sản, thị trấn Na Lương, khu Phòng Thành, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Sau 7 năm kết nghĩa, tình đoàn kết, gắn bó của nhân dân hai thôn được bồi đắp; hai bên thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, giao lưu văn hóa, văn nghệ, chúc mừng nhau trong các dịp lễ, tết của mỗi nước.
Chiều 14-4, tại Hà Nội, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba.
Ngày 14-4, Trường Mầm non thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động BĐBP Lạng Sơn tổ chức cho khối mẫu giáo từ 5- 6 tuổi đi tham quan và trải nghiệm thực tế trong Chương trình “Trải nghiệm Biênphòng” tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Lạng Sơn.
Nhiều năm qua, tinh thần đoàn kết đã gắn kết bền chặt những làng biển trên dải đất Quảng Bình. Sức mạnh của ngư dân càng được nhân lên gấp bội, bởi tinh thần và ý chí của những tổ tàu thuyền đoàn kết trên biển, nhờ đó mà ngư dân tự tin hơn trong mỗi chuyến ra khơi. Trên các ngư trường truyềnthống Hoàng Sa, Trường Sa không chỉ là hành trình khai thác, đánh bắt hải sản, mà còn là hành trình của ý chí kiên cường...
Thực hiện Đề án “Phát triển kinh tế-xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1672), huyện Mường Tè (Lai Châu) có 3 dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc La Hủ được thụ hưởng. Sau gần 10 năm nỗ lực thực hiện đề án và làm công tác dân vận, hạ tầng kinh tế-xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện, bà con càng thêm tin tưởng, một lòng theo Đảng...
BĐBP thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp luật, tỉnh ngộ trước những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó, vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn… Đó là những hình ảnh, câu chuyện mà chúng tôi bắt gặp khi đi dọc vùng biển Phú Yên. Những việc làm không thể đong đếm ấy đã trở thành “tấm lá chắn” hữu ích, giúp người dân nơi đây có cuộc sống an vui, hạnh phúc.
BĐBP Quảng Trị được giao quản lý, bảo vệ đoạn biên giới trên đất liền dài 179,345km (trong đó có cả biên giới trên sông, suối và trên bộ) với 62 vị trí/68 cột mốc quốc giới, 23 vị trí/35 cọc dấu, tiếp giáp với tỉnh Savannakhet và Salavan của nước bạn Lào. Để củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ biên giới, lực lượng chuyên trách, nòng cốt của hai bên đã tích cực triển khai có hiệu quả công tác tuần tra song phương, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển.
Biên giới quốc gia (BGQG) là “phên dậu”, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Quản lý, bảo vệ BGQG là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, BĐBP là nòng cốt, chuyên trách; hoàn thiện hệ thống pháp luật về BGQG là biện pháp quan trọng, là nhu cầu cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG trong giai đoạn hiện nay.