Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị quản lý đoạn biên giới dài 22,807km và phụ trách địa bàn xã A Vao, huyện Đakrông có tổng số 736 hộ/3.397 nhân khẩu, chiếm hơn 90% là người dân tộc thiểu số Pa Kô. Để giúp người dân hiểu và chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Vao đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, đồng bào các dân tộc trên địa bàn đơn vị phụ trách.
Dân tộc Chăm là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tại tỉnh Bình Thuận và có nhiều vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh biên giới biển. Trong thời gian qua, BĐBP Bình Thuận đã có nhiều chương trình, biện pháp nhằm vận động người dân tộc Chăm vào công tác bảo vệ an ninh biên giới biển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Thương mại điện tử (TMĐT) tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số với tốc độ tăng trưởng 20% trong năm 2022, doanh thu TMĐT bán lẻ đạt 16,4 tỷ USD. Dự kiến con số này sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023, chiếm khoảng 7,8- 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Già làng Alăng Ger lo lắng khi biết tin cậu thanh niên Alăng Nghe sắp cưới vợ chưa đủ 18 tuổi. Buổi họp nào ông cũng nhắc đi nhắc lại bằng tiếng Cơ Tu và trở thành cụm từ khóa ở bản làng là ca du ca mo (chưa đủ tuổi). Bản Tà Vàng, xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từng tồn tại tục đặt cọc và bắt vợ nên tảo hôn thỉnh thoảng lại xuất hiện..
Ở tỉnh Sơn La, tình trạng tảo hôn xảy ra từ nhiều năm nay, có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của một số bộ phận người dân. Trước thực trạng này, tỉnh Sơn La đã và đang kiên trì triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng tảo hôn, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam - một quốc gia ven biển, “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."
Lên biên giới Lạng Sơn, tiết trời thu tháng 9 đỏng đảnh thoắt nắng mưa như hờn dỗi. Trong tôi cứ văng vẳng 4 câu thơ của nhà thơ Chế Lan Viên: “Ai đi biên giới cho lòng ta theo với/ Thăm ngàn lau chỉ trắng có một mình/ Bạt ngàn lau trắng ở tận cùng bờ cõi/ Suốt một đời cùng với gió giao tranh”. Quả thực, biên giới Lạng Sơn những ngày này bạt ngàn màu trắng xám của cỏ lau nở bung trong gió, như ngàn năm qua đã chứng kiến những thăng trầm của miền chiến địa phương Bắc.
Vừa qua, một nhóm nhạc nước ngoài đến Việt Nam biểu diễn đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của rất đông các bạn trẻ. Cùng với đó, những phát ngôn của một hoa hậu trong những ngày gần đây, đang gây nên những phản ứng gay gắt trên mạng xã hội. Tình trạng đó đang gióng lên một hồi chuông báo động về sự lệch chuẩn văn hóa trong một bộ phận thanh niên, tuổi trẻ hiện nay. Nếu điều đó không được định hướng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời, rất có thể sẽ làm cho cuộc xâm lăng văn hóa diễn ra nhanh hơn, rộng hơn và thẩm thấu sâu hơn vào đời sống xã hội. Điều đó cũng đặt ra thách thức cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền văn hóa dân tộc hiện nay. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS.TS) Nguyễn Toàn Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển về vấn đề này.
Bằng việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh… Quân đội đang góp phần giữ vững niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với Đảng, Nhà nước, động viên tham gia xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” do Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh BĐBP, Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất chào mừng 65 năm Ngày Thành lập lực lượng BĐBP và 35 năm ngày Biên phòng toàn dân. Bộ phim đang được trình chiếu trên kênh VTV1, vào lúc 21 giờ, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hoá đặc trưng của đồng bào Khmer. Đặc biệt, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã hỗ trợ nguồn lực quan trọng và tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào gắn với phát triển du lịch.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Ngày 16/9, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18-7-2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Với sự vào cuộc của Hội phụ nữ các cấp bằng nhiều hình thức tuyên truyền và cả những việc làm phù hợp, tình trạng tảo hôn ở nhiều địa phương của tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều kết quả tích cực.
Những năm qua, BĐBP Thanh Hóa đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 669-NQ/ĐU ngày 4/9/2018 của Đảng ủy BĐBP về lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP); xây dựng lực lượng chuyên trách PCMT&TP vững mạnh toàn diện trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết số 669). Qua đó, góp phần xây dựng biên giới bình yên, mang lại cuộc sống no ấm cho nhân dân ở khu vực biên giới.