Gói hỗ trợ quân sự mới của Mỹ dành cho Ukraine trị giá 300 triệu USD, gồm các hệ thống phòng không và đạn dược; trong khi Na Uy đóng góp gói hỗ trợ trị giá 7 tỷ euro, phân bổ cho Ukraine trong 5 năm.
18 năm đằng đẵng đứng bờ Bắc ngóng về bờ Nam, vời vợi nỗi nhớ vợ con, nỗi lòng của người lính gác đèn biển Phan Văn Đồng bên bờ sông Bến Hải đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp chuyển tải thành bài ca “Câu hò bên bờ Hiền Lương”. Hơn 50 năm hòa bình lập lại, hai bờ đã chung một nhịp cầu, nhưng bài hát ấy vẫn vang mãi, như khúc tình ca về tình yêu, lòng thủy chung sắt son đôi bờ vĩ tuyến.
Trân quý vô cùng giá trị của độc lập, thống nhất, hòa bình, mỗi người Việt Nam lại càng khao khát hiện thực ước mơ kiến quốc “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cùng với Xa Mát, Lò Gò, Phước Tân, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, nhiều đơn vị khác của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) tỉnh Tây Ninh cũng đã lập phòng tuyến, anh dũng chiến đấu bảo vệ đồn, bảo vệ nhân dân, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tiêu biểu là các Đồn CANDVT: Chàng Riệc, Tân Phú, Mộc Bài, Long Phước… và các đơn vị cơ động như Đại đội 1 cơ động, Đại đội 3 cơ động hỏa lực.
Trên dọc tuyến biên giới Tây Ninh, từ Chàng Riệc, Xa Mát, Tân Phú đến Phước Tân, Phước Chỉ..., nơi nào cũng có Bia tưởng niệm các liệt sĩ Biên phòng đã ngã xuống vì chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Đó chính là những tượng đài bất tử tạc trong lòng người dân miền biên viễn, trong đó có Bia tưởng niệm liệt sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu Phước Tân.
Hệ thống tên lửa phóng loạt M270 (gọi tắt là MLRS) là một hệ thống pháo phản lực có tính cơ động cao được sản xuất bởi Công ty Lockheed Martin Missiles and Fire Control - một công ty con của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). MLRS đang được sử dụng trong các lực lượng vũ trang của Bahrain, Phần Lan, Ai Cập, Pháp, Đức, Hy Lạp, Israel, Italia, Saudi Arabia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Vương quốc Anh.
Tuổi trẻ là tuổi xuân mang bao niềm tin, khát vọng, đó là lứa tuổi căng tràn sức sống, căng tràn nhiệt huyết, khát khao được cống hiến bằng tất cả sức lực và trí tuệ của mình. Đó là lứa tuổi đẹp nhất mang nhiều hoài bão với lý tưởng sống cao đẹp: Lý tưởng cách mạng - Lý tưởng mà bao lớp cha anh đi trước đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, tên khai sinh là Nguyễn Hữu Vũ, bí danh Nguyễn Văn Đồng, sinh ngày 1/3/1923 tại xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã trải qua nhiều cương vị, trên nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Phó Thủ tướng Chính phủ. Dù ở cương vị, trọng trách, điều kiện hoàn cảnh nào, đồng chí cũng luôn giữ vững phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Vịnh biển ấy từng là một địa danh đã đi vào trang sử hào hùng của dân tộc, niềm tự hào của quân và dân Phú Yên. Và bây giờ, vùng biển ấy cũng đã “thay da đổi thịt”, không còn là vùng đất nghèo khó thuở nào.
Nếu ví cung đường biên giới Bắc Tây Nguyên như dải thổ cẩm mềm mại, đa sắc thì dãy Trường Sơn hùng vĩ, trập trùng giữa đại ngàn mênh mông là đôi vai săn chắc của chàng dũng sĩ trong trường ca Đam San. Tấm thổ cẩm thần thánh ấy trải dài từ miền cực Nam Lào đến vùng Đông Bắc Campuchia, choàng lên đôi vai của chàng dũng sĩ đang dang rộng vòng tay giữa đất trời.
Trong kháng chiến chống Mỹ, bên này núi Chư Pông (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là nơi ghi dấu chiến dịch đầu tiên đánh quân Mỹ trên chiến trường miền Nam, với những địa danh Plei Me, “thung lũng Ia Drăng” đã đi vào huyền thoại. Phía bên này núi Chư Pông cũng là quê hương của Anh hùng Kpă Klơng, người con ưu tú của dân tộc Jrai, đã anh dũng hy sinh sau khi trực tiếp tham gia chiến đấu 32 trận, tiêu diệt 124 tên Mỹ-ngụy… Ở góc độ nghệ thuật, Chư Pông cũng là cái tên gợi lên niềm cảm xúc trong sáng tác văn học, âm nhạc với “dáng đứng” được sánh ngang mặt trời. Chư Pông bên này núi hôm nay còn là vùng biên yên bình trong vòng tay người lính Biên phòng.
Năm nay 86 tuổi, nhưng Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó Tư lệnh về chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân vẫn nhớ vẹn nguyên và kể rành mạch về 12 ngày đêm khói lửa, chiến đấu ác liệt trên bầu trời - Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Ông xúc động chia sẻ: “Chiến dịch tuy chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn 12 ngày đêm, nhưng nó là cuộc chiến đấu không cân sức, cam go nhất, khốc liệt nhất trong cuộc đời quân ngũ của tôi”.
Từ 34 đội viên đầu tiên, trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởngthành, QĐND Việt Nam đã cùng nhân dân cả nước đánh thắng các đội quân lớn mạnh, hùng hậu của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, QĐND Việt Nam đã khẳng định được vai trò vừa là đội quân chiến đấu, vừa là đội quân công tác, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ.
Năm nay, các chuyên gia quân sự Liên Xô từng công tác ở Việt Nam lại bồi hồi, xúc động nhớ sự kiện 12 ngày đêm rực lửa “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” vào tháng 12/1972.
Anh dũng trong thời chiến, trở về xây dựng quê hương, ông A Lào - già làng, người uy tín ở thôn Đăk Răng, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong xóa bỏ những hủ tục, phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc nơi ngã ba biên.