Hải Phòng "phải bứt phá" để đóng góp vào sự phát triển của cả nước
Chiều 13/5, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng chỉ rõ rằng Hải Phòng phải bứt phá để tương xứng với sự quan tâm, đầu tư và với vị trí, vai trò của cả vùng và đất nước
Chiều 13/5, tại thành phố Hải Phòng, Thủ tướng chỉ rõ rằng Hải Phòng phải bứt phá để tương xứng với sự quan tâm, đầu tư và với vị trí, vai trò của cả vùng và đất nước
Trong suốt hơn 6 thập kỷ qua, nhân dân Việt Nam và Cuba đã luôn kề vai sát cánh bên nhau trong công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, giữ vững thành quả cách mạng, sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
Khu vực biên giới là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh để phát huy sức mạnh tại chỗ làm nền tảng xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân trong thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 24/2, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ tuyên dương Lực lượng QĐND Việt Nam tham gia hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Dựng nước và giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam. Kế thừa bài học kinh nghiệm truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhận thức lý luận của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc không ngừng được bổ sung, phát triển, phù hợp với tình hình cụ thể của cách mạng. Quan điểm về bảo vệ Tổ quốc trở thành một bộ phận quan trọng trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta, là “kim chỉ nam” cho quân và dân ta thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Thắng lợi của Hiệp định Paris là đỉnh cao của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 - 1975). Đây là văn kiện pháp lý quốc tế khẳng định thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, với những điều khoản quan trọng. Từ điểm tựa chiến lược của Hiệp định Paris, quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đó là khẳng định của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong chuyến thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh BĐBP, ngày 18/12/2022.
Hội nghị Paris và Hiệp định Paris là một minh chứng đầy thuyết phục về bản lĩnh và phong cách của ngoại giao Việt Nam, của các nhà đàm phán hàng đầu của nước ta hồi đó. Ngoại giao Việt Nam là ngoại giao Hồ Chí Minh, luôn kiên trì các vấn đề nguyên tắc, chiến lược nhưng rất linh hoạt, mềm dẻo về sách lược. Việt Nam bằng đường lối ngoại giao khéo léo của mình đã tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế đối với cách mạng Việt Nam, góp phần đưa đến thắng lợi trên bàn đàm phán, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris.
Ngày 29/12, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chiến thắng Ấp Bắc - Tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn”. Tổng Bí thư cũng đặt ra yêu cầu và mục tiêu phải chấn hưng và phát triển văn hóa. Do đó, trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm là phải hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam, Hiệp định Paris là một thắng lợi vẻ vang và cũng là đỉnh cao của Mặt trận ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh. Cuộc đàm phán Paris kéo dài và quyết liệt. Việc triệu tập hội nghị và ký kết Hiệp định Paris là kết quả của cuộc đấu trí, đấu lực trên chiến trường và trên bàn đàm phán, thể hiện phương thức giải quyết chiến tranh của cả Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh cụ thể của mỗi nước và tình hình quốc tế lúc bấy giờ.
Cách đây 78 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân-đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam.
Sáng 20/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2022. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị.
Cách đây 50 năm, từ ngày 18 đến ngày 29/12/1972, đế quốc Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược, chủ yếu bằng máy bay B-52 vào Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số tỉnh, thành ở miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, quân và dân miền Bắc đã tiến hành Chiến dịch Phòng không Hà Nội - Hải Phòng, làm nên chiến thắng vẻ vang, được ví như trận “Điện Biên Phủ trên không” - một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Thầm lặng trinh sát, mật phục, truy bắt, phá án, những việc làm của Đại úy Huỳnh Quốc Huy, sĩ quan điều tra Đội Đặc nhiệm, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), BĐBP Quảng Ngãi luôn được đồng chí, đồng đội ghi nhận và cảm phục. Trải qua quá trình công tác, người lính trinh sát vẫn vẹn nguyên khát khao cống hiến trong cuộc chiến nóng bỏng phòng chống ma túy và tội phạm ở khu vực biên giới biển của tỉnh Quảng Ngãi.