Trong không khí vui tươi, rộn ràng, các đơn vị BĐBP trong toàn quốc đã tổ chức Tết Trung thu cho các em thực sự ý nghĩa gồm các hoạt động như: Rước đèn Trung thu, đố vui, kể chuyện cổ tích chị Hằng, chú Cuội; tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ; tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi; tặng quà trung thu cho các cháu thiếu nhi....
Từ 0 giờ, ngày 1-4-2022, thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức thực hiện thu phí cảng biển. Phạm vi áp dụng thu phí là các cảng biển trên địa bàn thành phố. Mức phí thấp nhất 15.000 đồng/tấn, cao nhất 4,4 triệu đồng/container loại 40 feet. Khi thực hiện đề án này, đã có một số ý kiến trái chiều. Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đưa ra lập luận, thực hiện việc thu phí dựa trên Luật Phí và lệ phí năm 2015, có hiệu lực từ năm 2017. Ước tính, địa phương sẽ thu được khoảng 3.000 tỷ đồng/năm.
Viết sổ lưu bút tại Đền, Chủ tịch nước bày tỏ nơi đây sẽ là điểm hội tụ tâm linh thờ kính tôn nghiêm các vua Hùng tại vùng đất phương Nam và kết nối linh thiêng với Đền Hùng nơi đất Bắc.
Đó là vị vua Trần nổi tiếng, Trần Thái Tông. Đại Việt sử ký toàn thư còn viết: “Vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực to lớn vậy”. Vua sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (1218). Vua mũi cao, mặt rộng, giống như Hán Cao Tổ.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) được ghi nhận là một nhà văn hóa lỗi lạc của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XVI. Ông còn được người đời biết đến với tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều, cũng như tài tiên tri hiếm có trong lịch sử dân tộc. Với tài năng và đức độ của một nhà nho, nhà giáo, ông được nhân dân tôn kính lập đền thờ tại quê nhà - xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Di tích lịch sử Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã được Nhà nước xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Cả nước có gần 1,2 triệu liệt sỹ, trong đó gần 200.000 liệt sỹ chưa tìm thấy hài cốt; gần 300.000 hài cốt liệt sỹ chưa xác định được danh tính, hàng triệu thương, bệnh binh mang trên mình thương tích.
Là nghệ sĩ, chiến sĩ mang quân hàm xanh, Đại úy, nhạc sĩ Lê Đức Trí, Đội trưởng Đội Tuyên truyền Văn hóa BĐBP Quảng Bình, Chi hội trưởng Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Quảng Bình luôn mang trong mình niềm tự hào của người lính và gửi gắm tình cảm của mình với đồng đội đang ngày đêm canh giữ biên cương vào những ca từ, nốt nhạc. Bằng tình yêu quê hương, tình yêu với công việc và sự lạc quan của người lính, các sáng tác âm nhạc của anh luôn mang âm hưởng trẻ trung, hướng đến một tương lai tươi sáng.
Giữa phố thị ồn ào ở thành phố Đà Nẵng thì vẫn còn lưu lại một góc bình lặng là làng Nam Ô. Ngôi làng nằm ven biển và vẫn giữ nét hoài cổ với những ngôi nhà trong làng gắn biển xây dựng từ năm 1956, những mái đình dưới gốc cây đại thụ, những ngôi mộ rêu phong. Nam Ô còn nổi tiếng trên thế giới nhờ vào đoạn phim của anh em Gabriel Veyre bấm máy vào năm 1896.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, được sự chi viện của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) miền Bắc, lực lượng An ninh vũ trang (ANVT) miền Nam, trong đó có Đoàn 180 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Trung ương trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Cùng với đó, Đoàn 180 còn phối hợp với các cánh quân chủ lực đánh địch, tiếp quản Bộ Tư lệnh Cảnh sát ngụy, nhà lao Chí Hòa, đài phát thanh, viễn thông, tòa Đại sứ Mỹ, ngân hàng, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, Dinh Độc Lập...
Đã trở thành hoạt động truyền thống, khi tiết Xuân sang trùng với những ngày tháng 2 lịch sử, trên đỉnh Pò Hèn, lực lượng BĐBP lại trang trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ. Mùa Xuân năm nay, BĐBP Quảng Ninh chủ trì phối hợp với các đơn vị và đồng bào biên giới trồng 1.500 cây giống gỗ quý ở nơi 42 năm trước thấm máu đào cha anh ngã xuống cho bình yên biên giới: Thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước của dân tộc ta đã ghi danh rất nhiều vị danh tướng tuổi Sửu. Với tài thao lược, trí tuệ hơn người, họ đã lãnh đạo quân - dân, đánh đuổi quân xâm lược, lập nước, giữ vững độc lập của dân tộc Việt Nam.
Sáng 24-12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (Ban Chỉ đạo Quốc gia 515) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) và xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin năm 2020; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2021. Thượng tướngLêChiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia 515, chủ trì hội nghị.
Ngày 9-12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Tư pháp, Ủy ban kiểm tra, Thanh tra, Pháp chế và công tác 1389 trong Quân đội năm 2020; triển khai nhiệm vụ năm 2021. Thượng tướngLêChiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì hội nghị.
Sáng 8-12, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tham mưu toàn quân năm 2020. Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị.
Sáng 7-12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Quân chính toàn quân năm 2020. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng dự và chỉ đạo hội nghị. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì hội nghị.