Đội tuyển “Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức chính trị - xã hội” Học viện Biên phòng vừa giành giải Ba Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức chính trị - xã hội các học viện, trường sĩ quan, đại học trong Quân đội lần thứ IX năm 2021. Có được kết quả này, bên cạnh sự quyết tâm, nỗ lực của các học viên, còn có các cán bộ, giảng viên - những người đã đồng hành, truyền lửa đam mê, giúp các học viên đủ tự tin để “chinh chiến” trên “đấu trường tri thức”.
Trưởng thành từ chiến sĩ, thấu hiểu những hy sinh, mất mát của nhân dân, bởi thế Đại tướng Phùng Quang Thanh rất quan tâm đến công tác chính sách. Trong đó đồng chí dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác phụ nữ trong quân đội, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phát triển.
Từ công nhân hỏa xa đến người lính ở mặt trận Trung Lào, Điện Biên Phủ, đến vùng Đặc khu Vĩnh Linh, cuộc đời của Trungtá, cựu chiến binh Công an nhân dân vũ trang LêThanhĐạm (bí danh Thanh Sơn), quê ở xã Thanh Châu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam (hiện nay đang sinh sống tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một phần trong trang lịch sử BĐBP. Mùa xuân này, cụ Đạm đã bước sang tuổi 99.
Dưới cái lạnh như cắt da, cắt thịt tại biên giới Hà Giang - mảnh đất địa đầu Tổ quốc, ngày ngày, những người lính Biên phòng vẫn đang căng mình tại các đường mòn, lối mở dẫn lên biên giới nhằm ngăn chặn người vượt biên trái phép cũng như tuyên truyền cho nhân dân hiểu về tác hại của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra. Họ chính là những người lính quân hàm xanh vượt qua khó khăn, thiếu thốn “ăn lán, ngủ rừng”, gác lại nỗi nhớ vợ con, gia đình để hoàn thành nhiệm vụ chống dịch, bảo vệ sự bình yên và sức khỏe cho nhân dân.
Chỉ huy trưởng trực tiếp theo tàu ra biển cứu bà con ngư dân bị nạn, lắng nghe lời chia sẻ của ngư dân từ máy Icom và thấu hiểu nỗi đau mất mát. Những người lính túc trực ca nô và trở thành những "người lái đò" tại rốn lũ Minh Hóa (Quảng Bình) để sẵn sàng cứu giúp đồng bào trong cơn hoạn nạn. Đó là những nghĩa cử của BĐBP Quảng Bình trong những ngày mưa lũ.
Đi tuần tra biên giới bằng bè... Mới nghe, cứ ngỡ là chuyện của thế kỷ trước. Nhưng đó lại là chuyện có thật đang diễn ra hàng ngày trên dòng sông Đa Quýt... của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bù Gia Mập, BĐBP Bình Phước...
Nhân ngày giỗ trận Vị Xuyên (12-7), đoàn công tác Hội Nhà văn Việt Nam do nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội dẫn đầu lên điểm cao 468, nơi cách đây hơn ba chục năm, trong trận phản kích các điểm cao bị quân địch chiếm giữ, đã có 595 chiến sĩ Sư đoàn 356 và 200 chiến sĩ Sư đoàn 316 hy sinh trong một ngày.
Tôi gặp Thượng tá Mê Văn Đạt, cán bộ tăng cường xã của Đồn BP Đàm Thủy trong chuyến công tác dài ngày ở tỉnh Cao Bằng. Gặp, rồi ấn tượng mãi về anh, một cán bộ người dân tộc đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào suốt gần 10 năm. Dường như trong tâm trí của bà con các dân tộc nơi đây, anh không chỉ là "Bộ đội Đạt" mà còn là "Bí thư Đạt" - người con thân thương của các bản làng.
Trong chuyến vào Thanh Hóa công tác, tôi gặp được anh Phùng Quang Nghênh, Giám đốc một doanh nghiệp, rất am hiểu về lịch sử dân tộc. Tôi hỏi anh Nghênh có biết nhiều về ông Phùng Hưng và ông Phùng Khắc Khoan hay không? "Có chứ" - Giám đốc Nghênh hứng khởi nói. Rồi anh kể cho tôi nghe nhiều chuyện xưa và dẫn tôi đến gặp Đại tá Công an Lưu Thiện Minh. Tôi và Lưu Thiện Minh lần đầu gặp nhau, nhưng vì hợp chuyện nên nhanh chóng trở thành thân thiết. Qua tâm sự, tôi được biết, dòng họ Lưu Thiện - Thanh Hóa có mối quan tâm đến Trạng Bùng. Gặng hỏi thì anh rút một tập ghi chép cổ tặng tôi.
Trung tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu cho biết, các đơn vị đã kêu gọi 34.233 tàu/124.634 người đang hoạt động trên biển từ Vĩ tuyến 17 trở lên phía Bắc vào nơi trú tránh an toàn. Hiện tại, các đơn vị đang gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị đối phó với cơn bão có diễn biến rất nhanh này.
Trẻ trung, hoạt bát, mạnh mẽ, giàu khát vọng và đặc biệt yêu thích "màu xanh biên cương" là đặc điểm chung dễ nhận thấy ở những sỹ quan trẻ vừa tốt nghiệp các học viện, nhà trường Quân đội năm 2013 được Bộ Quốc phòng biên chế về lực lượng BĐBP.
Sau khi bàn giao sát thủ “máu lạnh” Lê Văn Luyện cho Ban chuyên án, cán bộ, chiến sỹ đồn BP Na Hình (Lạng Sơn) thở phào nhẹ nhõm và họ như vỡ òa trong niềm vui sướng sau một thời gian dài vất vả truy bắt hung thủ. Đã phá thành công nhiều vụ án lớn, đối mặt với không ít tội phạm nguy hiểm, nhưng có lẽ, chiến công này để lại cho họ nhiều xúc cảm nhất. Họ đã cởi một nút thắt quan trọng trong vụ án đang được dư luận cả nước dõi theo từng giây phút.
Sau nhiều ngày đêm triển khai lực lượng liên tục mật phục, truy bắt sát thủ “máu lạnh” Lê Văn Luyện, chiều 31-8, đồn BP Na Hình (Lạng Sơn) đã tóm gọn tên này khi y vừa vượt qua đường mòn biên giới từ Trung Quốc về Việt Nam. Bằng các biện pháp nghiệp vụ và kinh nghiệm đấu tranh với các loại tội phạm nguy hiểm, cán bộ đồn BP Na Hình đã khiến tên Luyện thú nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình.