Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã khu vực 3, khu vực 2, khu vực 1 thuộc đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 433/QĐ-UBDT của Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, tính đến ngày 1/12/2021, số thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của xã biên giới Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giảm hơn 2.000 thẻ. Điều này đặt ra những thách thức và áp lực lớn cho địa phương này trong việc vận động nhân dân tự nguyện mua BHYT nhằm đạt mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân theo quy định.
Nhiều năm qua, ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) còn xảy ra tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bạo lực gia đình, sinh nhiều con... gây nhiều hệ lụy đối với gia đình và xã hội. Trước thực trạng đó, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phối hợp với địa phương làm tốt công tác tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, cũng như công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) cho nhân dân trên địa bàn. Những hoạt động thiết thực của BĐBP đã từng bước nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, đồng thời, cải thiện chất lượng dân số ở khu vực này.
Rào Tre một ngày mới, không còn cảnh những người đàn ông ngả nghiêng trong cơn say, những vụ ẩu đả vì rượu...; không còn những người phụ nữ khóc rấm rứt sau những trận đòn của chồng mình... Mái ấm gia đình dẫu còn đó những khó khăn nhưng tình yêu thương, trách nhiệm và sự sẻ chia đã phần nào sưởi ấm lòng người, cùng nhau vun đắp cuộc sống mới... Và ở Rào Tre, những nữ quân nhân Biên phòng vẫn lặng lẽ đi về như con thoi dệt sợi, mang no ấm, bình yên cho mảnh đất này và kết nối yêu thương cho bao người.
Với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, các thế lực thù địch cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, lạc hậu. Nói vậy là họ đã “quên” lịch sử phát triển của nhân loại. Bởi, chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời là quá trình đấu tranh giữa cái mới, cái tiến bộ, cái phù hợp với quy luật phát triển với cái cũ, cái bảo thủ, lạc hậu. Dù ra đời trước nhưng tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển thì vẫn là cái mới.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid--19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi ở các địa phương được chuẩn bị chu đáo, bảo đảm an toàn.
Triển khai từ năm 2015, Đề án giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015-2025 (Đề án 498) đã góp phần tạo được những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vẫn cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa từ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và từ chính người dân.
WHO cho biết khi các quốc gia chứng kiến số ca mắc, hoặc ít nhất là số ca nhập viện và tử vong suy giảm, họ sẽ tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp này nhưng WHO vẫn chưa đưa ra tiêu chí cụ thể.
Những năm qua, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân là một trong những yếu tố cần thiết, quan trọng giúp thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn được trang bị thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe để có cuộc sống hạnh phúc, bền vững, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam trong tương lai.
Nhiều người còn e ngại đi khám sức khỏe trước khi kết hôn vì nhiều lý do, trong đó, chủ yếu do lo sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi. Tuy nhiên, việc tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi gia đình trẻ và được xem là một hình thức sàng lọc trong việc nâng cao chất lượng dân số.
Nhiều năm gần đây, công tác dân số ở khu vực miền núi, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực trạng tảo hôn (kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định) vẫn là một trong những vấn đề vô cùng “nhức nhối”.
Quảng Nam là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Trước đây, do nhiều nguyên nhân, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống diễn ra khá nhiều. Tuy nhiên, trong 5 năm gần đây, với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, tình trạng trên đã có sự chuyển biến tích cực.
Từ lâu, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu sổ (DTTS). Tình trạng đó đã để lại nhiều hệ lụy xấu cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS. Trong đó, Hà Giang vẫn là tỉnh có số người vi phạm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội.
Tảo hôn và hôn nhân cận huyến thống là tập tục tồn tại lâu đời ở nhiều vùng miền của nước ta, phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là các dân tộc rất ít người, các dân tộc cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ em, làm suy giảm giống nòi, chất lượng dân số và nguồn nhân lực của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Trên tiến trình phát triển của đất nước, nhiều người dân tộc thiểu số đã bị lợi dụng, lôi kéo tham gia các đạo lạ chưa được cấp phép. Việc tuyên truyền đạo trái phép đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm phức tạp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Do đó, vấn đề đặt ra là phải tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân để đồng bào có niềm tin tôn giáo đúng đắn, góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, chung tay xây dựng đất nước.
Năm 2021, tròn 60 năm quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học, gây ra thảm họa da cam ở Việt Nam. Chiến tranh đã qua đi gần nửa thế kỷ song sự khốc liệt vẫn hiện hữu trong không ít gia đình những người trở về từ cuộc chiến, bởi di chứng chất độc hóa học. Ở nhiều gia đình, nỗi đau da cam vẫn còn đó dù đã trải qua 3 thế hệ.