Ngày 15-5, tại tỉnh Bình Phước (Việt Nam) và tỉnh Kratie (Campuchia), đã diễn ra Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Samdech Pichey Sena Tea Banh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Vương quốc Campuchia đồng chủ trì các hoạt động giao lưu.
Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ nhất là một trong những hoạt động lớn, có ý nghĩa biểu tượng mà Bộ Quốc phòng hai nước phối hợp tổ chức trong “Năm Hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam 2022”, kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24/6/1967 - 24/6/2022).
Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia cấp Bộ Quốc phòng lần thứ nhất sẽ diễn ra vào ngày 14 và 15-5-2022 tại tỉnh Bình Phước (Việt Nam) và tỉnh Kratie (Campuchia). Nhân dịp này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP về ý nghĩa của Chương trình Giao lưu và kết quả hợp tác Biên phòng giữa hai nước.
Từ đầu tháng 5-2022 đến nay, các hoạt động sinh động và phong phú nằm trong Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ nhất, năm 2022 đã được tổ chức tại khu vực biên giới tỉnh Bình Phước (Việt Nam) và 2 tỉnh Kratie, Tbong Khmum (Campuchia). Phóng viên Báo Biên phòng ghi nhận những ý kiến của đại diện chính quyền, người dân nước bạn Campuchia chia sẻ về các hoạt động ý nghĩa, góp phần gắn kết tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Những năm qua, các đơn vị BĐBP vừa thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vừa tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại biên phòng.
Thời gian qua, các đơn vị BĐBP trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa giúp đỡ nhân dân và các lực lượng chức năng của Campuchia như: Khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặngbògiống, hỗ trợ vật tư y tế, trao học bổng “Nâng bước em tới trường”… Những hoạt động ý nghĩa đó đã góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia.
Chiều 20-4, Ban Dân vận Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác dân vận giai đoạn 2017-2021. Đồng chí Nguyễn Chí Tài, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy và Đại tá Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.
Ia Rvê là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, toàn xã có 2.204 hộ với 6.838 nhân khẩu và 25 dân tộc cùng sinh sống, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 69,2%. Đặc biệt, giao thông đi lại khó khăn đã dẫn đến việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân còn hạn chế.
Trong những năm qua, công tác dân vận của BĐBP nói chung, các đơn vị BĐBP Gia Lai nói riêng liên tục được đổi mới và được triển khai đa dạng, phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều chương trình, mô hình sau một thời gian triển khai đã mang giá trị trường tồn, bởi nó được xây chắc từ niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân. Để có được nụ cười chất chứa niềm tin tương tự câu chuyện của bà Ksor Byơnh ở làng Beng, xã Ia Chía mà chúng tôi kể dưới đây, những người lính Biên phòng (BP) Gia Lai phải đi qua một chặng đường rất dài, bằng tất cả sự kiên trì, tình yêu thương và trách nhiệm…
Những năm qua, các nữ quân nhân trong BĐBP Đắk Lắk luôn phát huy tốt truyền thống của đơn vị, truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, không quản mọi khó khăn, vất vả. Bằng ý chí, trách nhiệm, hết lòng với công việc, các chị đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Hiện nay, BĐBP có 68 Hội Phụ nữ cơ sở (PNCS) với hơn 1.000 hội viên. Trong thời gian qua, các Hội PNCS đã triển khai nhiều mô hình, cách làm sáng tạo, thiết thực, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của đơn vị, phù hợp với tình hình địa phương nơi đóng quân, từ đó, đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia.
Đó là khẳng định của Đại tá Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP khi chia sẻ về những chương trình, mô hình, phong trào tiêu biểu của BĐBP trong những năm gần đây. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Văn Ngọc Quế xung quanh vấn đề này.
Với trách nhiệm được giao và nghĩa tình của người lính, những nữ quân nhân BĐBP Quảng Bình đã và đang tích cực tham gia nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ biên giới và triển khai nhiều phong trào, hoạt động hướng về người nghèo ở khu vực biên giới, như hỗ trợ nhân dân, phụ nữ dân tộc thiểu số các xã vùng sâu, vùng xa nâng cao đời sống, phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc.
Trải qua 63 năm luôn đồng hành, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc tại khu vực biên giới, hải đảo, BĐBP luôn xác định vai trò hết sức quan trọng của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới nói riêng. Do đó, những năm qua, BĐBP đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động hướng về khu vực biên giới, hải đảo, nhằm xây dựng nền biên phòng toàn dân, khu vực biên giới vững mạnh; đồng thời, chú trọng phát huy sức mạnh của nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bằng nghị lực, quyết tâm và trí tuệ, phụ nữ quân đội (PNQĐ) đã và đang phát huy phẩm chất đoàn kết, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, tự tin tỏa sáng trên tất cả các lĩnh vực công tác. Trong đại dịch Covid-19, nữ quân nhân, trong đó có nữ quân nhân Biên phòng (BP) một lần nữa khẳng định vai trò của mình, luôn giữ vững tâm thế khi ở trên tuyến đầu chống dịch và là hậu phương vững chắc, lan tỏa yêu thương tới cộng đồng.