Bằng việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phát triển kinh tế văn hóa - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh… Quân đội đang góp phần giữ vững niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với Đảng, Nhà nước, động viên tham gia xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Thực hiện Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2018-2022” (gọi tắt là Chương trình), trong 5 năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả cao cho người dân vùng biên.
Tỉnh Kon Tum có đường biên giới dài hơn 290km tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia; khu vực biên giới gồm 99 thôn, làng thuộc 4 huyện biên giới là Đăk Glei, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Ia H’Drai và có 24 dân tộc anh em sinh sống, trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 80%. Là khu vực vùng sâu, vùng xa ở khu vực biên giới, trong nhiều năm qua mặc dù đời sống của nhân dân nơi đây đã có nhiều khởi sắc đi lên, song so với mặt bằng chung của cả tỉnh thì cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn.
Sáng 11/9, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Phước tổ chức khai mạc Hội thi “Dân vận khéo” năm 2023. Đại tá Hoàng Văn Thành, Chính ủy BĐBP tỉnh, Trưởng ban tổ chức hội thi dự và chỉ đạo khai mạc. Cùng dự có bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước.
Nằm cách trung tâm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị 30 km về phía Nam, Lìa là xã đặc biệt khó khăn, được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân tộc của hai xã A Túc và A Xing theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 17/12/2019. Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm trên 90% dân số toàn xã. Nhìn chung đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, dựa chủ yếu vào trồng sắn năng suất, giá trị không cao.
Người mà chúng tôi muốn nói tới ở đây là chị A Lăng Trí là người dân tộc Tà Riềng, năm nay 47 tuổi, ở thôn Đắc Ốốc, xã La Dêe, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Không chỉ năng động, nhanh nhạy trong phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là bí thư chi bộ thôn Đắc Ốốc, chị Trí còn là đầu tàu vận động bà con tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tham gia cùng BĐBP quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh biên giới.
Cuộc sống vật chất, tinh thần được nâng lên, đồng các dân tộc ở khu vực biên giới tỉnh Nghệ An thêm tin yêu, hỗ trợ BĐBP bảo vệ biên giới, đảm bảo an ninh trật tự địa bàn.
Trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đã triển khai tuyên truyền, vận động, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Từ đó cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã phát huy tinh thần trách nhiệm, có nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hơn 20 năm qua, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong BĐBP đã có nhiều chủ trương, giải pháp đúng, trúng, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường các lực lượng bám, nắm địa bàn để tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới. Qua đó, đã huy động được sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận lòng dân vững chắc, phục vụ sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Với 38 thôn, buôn trải dài hơn 71km đường biên giới, đi qua địa phận 4 xã thuộc 2 huyện (Buôn Đôn và Ea Súp), có thể nói khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk là một trong những nơi đất rộng người thưa, xa xôi cách trở bậc nhất trên địa bàn Tây Nguyên. Ở đây có những khu dân cư nằm cách trung tâm xã hàng chục km và cách đồn Biên phòng (BP) quản lý địa bàn cả ngày đường dành cho người đi bộ. Xa xôi, cách trở là thế, nhưng nhờ sự quan tâm chăm lo sâu sắc của Đảng và Nhà nước, những nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở địa phương, cũng như sự đồng hành sẻ chia của người lính BP, biên giới giờ đây tuy xa mà cũng thật gần…
Ngày 30/8, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP do Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Nam. Tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Văn Ngọc Quế, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP; đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh BĐBP.
Nằm trong Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, sáng 25/8, tại thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai, Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai tổ chức trao tặng học bổng "Nâng bước em tới trường" cho các em học sinh và trao tặng bògiống cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới tỉnh Lào Cai.
Quán triệt phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những năm qua, BĐBP Đắk Lắk đã thực hiện và nhân rộng nhiều chương trình, mô hình giúp dân phát triển kinh tế - xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực.
Chiều 21/8, tại xã Ia Chia (huyện Ia Grai) và xã Ia Mơ (huyện Chư Prông), tỉnh Gia Lai, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố Hồ Chí Minh, Hội LHPN tỉnh Gia Lai và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Gia Lai phối hợp tổ chức Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Sau thời gian triển khai, các mô hình sinh kế do Đồn biên phòng cửa khẩu Hồng Vân, BĐBP Thừa Thiên Huế hỗ trợ cho người dân khu vực biên giới xã Trung Sơn, huyện A Lưới đã mang lại những tín hiệu tích cực, từng bước giúp người dân vươn lên xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống.