Đến thời điểm này, Nậm Pồ vẫn đang là huyện có tỷ lệ xã đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Thực tế phát triển của huyện trong gần 10 năm qua đã khẳng định, chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn. Huyện phấn đấu giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều toàn huyện giảm bình quân hàng năm từ 6% trở lên. Đến hết năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn dưới 30%.
Đêm tháng 3, năm 1985, trời khuya lạnh thấu xương, bản làng chìm trong giấc ngủ. Đội công tác của Đồn Biên phòng (BP) Nậm Cắn, BĐBP Nghệ An (nay là Đồn BP cửa khẩu Nậm Cắn) tuần tra, làm nhiệm vụ đã phát hiện và bắt giữ một đối tượng nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam. Qua khai thác nhanh, các trinh sát nhận định, đối tượng có dấu hiệu của một “mắt xích” trong đường dây gián điệp biệt kích mà Mỹ để lại.
Tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn có nguy cơ xảy ra cục bộ trong mùa khô năm 2023 tại một số tỉnh Trung Bộ; và nguy cơ xảy ra ở cấp độ cao, kéo dài ở một số vùng trên cả nước.
Bằng trách nhiệm và tấm lòng người lính, hàng chục năm qua, cùng với việc tuần tra bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, BĐBP Hà Giang và Cao Bằng đã có nhiều phong trào, mô hình, cách làm hay để giúp cho nhân dân khu vực biên giới từng bước thoát nghèo, vươn lên cuộc sống ấm no.
Trải qua nhiều đời nay, người dân các dân tộc trên miền biên cương huyện miền núi Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa vẫn giữ thói quen canh tác phát nương trỉa rẫy và trồng lúa nếp trên ruộng bậc thang, năng suất thấp, giá trị kinh tế hàng hóa thương mại không cao. Để giúp người dân tiếp cận với cách làm mới, mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất cũ, tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Tén Tằn, BĐBP Thanh Hóa đã nghiên cứu và đưa mô hình “Hoa hướng dương biên cương” lên biên giới Mường Lát, tạo thêm sinh kế cho người dân nơi đầu nguồn sông Mã.
Chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, BĐBP liên tiếp lập nhiều chiến công trong đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Những chiến công đó đã ghi dấu những hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ BĐBP để nhân dân trên mọi miền Tổ quốc có kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đảm bảo bình yên, vui tươi.
Năm 2022, du lịch Sa Pa ghi dấu ấn với một nghệ thuật biểu diễn thực cảnh - “The Mong show - Sa Pa lặng lẽ yêu”. Giữa những ồn ào của Khu du lịch trọng điểm quốc gia Sa Pa, người ta vẫn tìm về một Sa Pa lặng lẽ, một góc sống mà ở đó, họ biết thêm tri thức về tộc người với lịch sử hình thành hơn 300 năm, về nếp sinh hoạt, về giá trị bản sắc văn hóa, về nghề thủ công truyền thống… Tất cả được tái hiện một cách chân thực, với hơn 70 diễn viên là chính những người bản địa sinh sống tại Sa Pa.
Năng nổ, nhiệt tình và giàu năng lượng là những điều ấn tượng khi gặp gỡ Trung úy Tráng Seo Anh, Chính trị viên Đại đội Huấn luyện, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, BĐBP Thừa Thiên Huế. Trên mỗi cương vị công tác, Trung úy Tráng Seo Anh luôn nỗ lực hết mình và để lại những dấu ấn riêng. Anh được bình chọn là “Gương mặt trẻ triển vọng” BĐBP năm 2022.
Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã định nghĩa: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”. Như vậy, mạng xã hội còn được hiểu là một hệ thống mạng lưới giúp con người kết nối và chia sẻ thông tin với nhau về mọi lĩnh vực.
Chuyển về sinh sống tại khu tái định cư chưa được bao lâu, người dân bản Phà Kháo, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An lại mang lo lắng thường trực khi phải đối diện với nguy cơ sạt lở đất. Nhân dân mong các cấp chính quyền địa phương sớm có các giải pháp phòng ngừa, khắc phục tình trạng sạt lở đất ở khu tái định cư để ổn định cuộc sống lâu dài.
Trung tá Tạ Tấn Hoàng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Xín Cái, BĐBP Hà Giang cho biết: Đầu tháng 5/2021, đơn vị đã tiếp nhận hàng trăm người Việt Nam do lực lượng chức năng phía Trung Quốc trao trả, trong đó có số công dân cư trú bất hợp pháp và người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới. Trong khi lập danh sách số công dân trên để đưa đi cách ly phòng chống dịch Covid-19, chúng tôi nhận thấy, trong số đó, có một phụ nữ trẻ dân tộc Mông có những biểu hiện khác thường, lo lắng và không chịu khai báo nguyên do vì sao lại xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc.
Tự hào là những người bảo vệ an ninh biên giới trên mảnh đất cực Tây của Tổ quốc, đoạn ngã ba biên giới giáp với Trung Quốc và Lào, những năm qua, các chiến sĩ “quân hàm xanh” ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn làm tốt công tác phối hợp với người dân trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới và phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù số hộ nghèo còn chiếm tới hơn 60%, song mảnh đất miền đất cực Tây này đang từng bước chuyển mình hứa hẹn trở thành “điểm sáng” về kinh tế, chính trị, văn hóa và quốc phòng, an ninh ở vùng đất “Ngã ba biên”.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách lớn có liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Nhờ vậy mà bản sắc văn hóa các dân tộc không những được gìn giữ, bảo tồn mà còn được phát huy, chuyển hóa thành các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cùng với sự phát triển về đời sống kinh tế-xã hội, quá trình hội nhập, giao thoa giữa các nền văn minh…, các giá trị văn hóa dân gian, truyền thống dân tộc đứng trước nguy cơ bị xói mòn, biến dạng, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện và tiên tiến nhằm tiếp tục thực hiện chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số hiệu quả hơn nữa.
Nằm sát biên giới Việt - Lào, xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là nơi quần cư của đồng bào dân tộc Mông với tỷ lệ 100%. Chính vì lẽ đó mà đi đến bản nào trong xã, chúng tôi cũng thấy rực rỡ sắc phụcMông cổ truyền, nhất là bộ nữ phụccủa các bà, các chị, các em gái trong lễ, Tết cũng như trên nương, dưới ruộng.
Cùng với công tác tăng gia sản xuất chung tại đơn vị, Chi đoàn Đồn Biên phòng Huổi Luông, BĐBP Lai Châu còn triển khai làm khu vườn riêng thu hoạch rau xanh tặng học sinh các trường học trên địa bàn. Mô hình “Vườn rau sạch cho bé” góp phần cải thiện bữa ăn cho học sinh biên giới, tăng thêm tình đoàn kết quân dân, góp phần giáo dục lối sống trách nhiệm, sẻ chia cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.