Để các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới có một cái Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi và ý nghĩa, các đơn vị BĐBP trên các tuyến biên giới đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu thiếu niên, nhi đồng.
Đã đến lúc không chỉ tuyên truyền, vận động mà cần có những chế tài xử phạt thích đáng, thậm chí xử phạt hình sự những trường hợp tảo hôn để răn đe, giáo dục. Kèm theo đó là áp dụng các luật tục nghiêm khắc của đồng bào đối với những trường hợp lấy vợ, lấy chồng khi chưa đến tuổi theo quy định. Có như thế mới mong đẩy lùi hủ tục ra khỏi cộng đồng.
Theo kế hoạch, trung tuần tháng 10/2023, Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ tư về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Là địa bàn có vùng biển và ngư trường lớn, các địa phương ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang gấp rút triển khai đồng bộ, hiệu quả các quy định về phòng, chống khai thác IUU.
Dân tộc Chăm là một trong những dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tại tỉnh Bình Thuận và có nhiều vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh biên giới biển. Trong thời gian qua, BĐBP Bình Thuận đã có nhiều chương trình, biện pháp nhằm vận động người dân tộc Chăm vào công tác bảo vệ an ninh biên giới biển và đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đã trở thành việc làm thường xuyên, bất kể thời tiết nắng mưa, cán bộ, chiến sĩ (CB, CS) Đồn Biên phòng Quất Lâm, BĐBP Nam Định đều cử cán bộ xuống tận tàu cá thăm hỏi, nắm tình hình trước khi ngư dân ra khơi. Cùng với đó, các anh còn tổ chức tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật, trang bị kỹ năng cần thiết cho ngư dân khi gặp nạn trên biển, đồng thời, yêu cầu các tàu cá phải thường xuyên thông báo tình hình bằng hệ thống thông tin liên lạc trên tàu với đồn Biên phòng và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi hành nghề trên biển.
Giữa ngàn khơi nơi xa nhất của Tổ quốc Việt Nam, vẫn có những đứa trẻ bi bô học chữ. Điều đó khẳng định rằng, ở đâu có chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, ở đó có sự nghiệp trồng người.
Huy động nguồn lực từ cộng đồng, vùng biển của một huyện tại tỉnh Bình Thuận đã được quản lý, khai thác hiệu quả. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm xây dựng nghề cá bền vững. Với sự vào cuộc tích cực của người dân, nhiều rạn san hô đã phục hồi, có những loại cá tưởng như biến mất đã trở lại.
Những mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX) đã giúp hàng ngàn phụ nữ người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu ở vùng đại ngàn Trường Sơn thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định và giữ được văn hóa truyền thống.
Nhìn trên bản đồ, biên giới chỉ là những nét vẽ ngắt khúc. Nhưng để có những nét vẽ đó, máu xương, mồ hôi, công sức của ông cha ta đã đổ xuống trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, để tạo nên hình dáng Việt Nam hôm nay. Trên dọc dài biên giới, những cột mốc quốc gia được làm bằng đá hoa cương, trên có gắn quốc huy của Việt Nam và nước láng giềng mang ý tưởng dáng hình cây tre sừng sững trên đỉnh cao hay dưới khe sâu, bên sông rộng, giữa rừng già... hàm chứa trong mình những câu chuyện đầy ý nghĩa về truyền thống lịch sử cha ông ta giữ đất biên cương và sự hy sinh không gì so sánh được của quân dân nơi đây đã làm nên những “khiên thép trấn biên”.
Những năm qua, BĐBP Thanh Hóa đã triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 669-NQ/ĐU ngày 4/9/2018 của Đảng ủy BĐBP về lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP); xây dựng lực lượng chuyên trách PCMT&TP vững mạnh toàn diện trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết số 669). Qua đó, góp phần xây dựng biên giới bình yên, mang lại cuộc sống no ấm cho nhân dân ở khu vực biên giới.
Ở ba xã Hướng Lập, Hướng Việt và Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), ngày xuống giống, ngày gặt hái đều là ngày hội đoàn kết, mang dấu ấn của tình quân dân. Ra đồng giúp nhân dân, cán bộ Biên phòng cũng là cán bộ nông nghiệp. Đây là một cách làm hay vì một biên cương ngày mai giàu mạnh.
Theo thông tin từ Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu, đơn vị này mới đây đã ban hành Thông báo số 10/TB-BDTTG về tổ chức tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)”, đợt II năm 2023.
Vốn là một địa danh lịch sử nổi tiếng, thế nhưng bây giờ, nơi này xuống cấp, nằm hiu hắt trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Hoành Sơn Quan đang chờ một cái “bắt tay lịch sử” để đổi thay thân phận bị bỏ rơi của mình.
Chiều 8/9, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh BĐBP do Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc với Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Cà Mau. Cùng đi có Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP, Chủ nhiệm Chính trị BĐBP.