Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã triển khai các biện pháp xác lập, kế thừa liên tục trong việc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và TrườngSa. Trong quá trình đó, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta đã anh dũng hi sinh trong khi chiến đấu với kẻ địch xâm lăng và ứng phó với thiên tai khắc nghiệt, viết nên bản hùng ca bất tử về công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Ngày 3/5, tại Khu Tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma (xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa), hơn 200 đại biểu các đơn vị quân đội và địa phương đi thăm quần đảo TrườngSa và Nhà giàn DK-I đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc tại quần đảo TrườngSa.
35 năm đã trôi qua, những người lính TrườngSa không phai mờ những ký ức về cuộc đối mặt kẻ thù để bảo vệ Gạc Ma. VietnamPlus xin giới thiệu chùm bài viết ghi lại cảm xúc của những người trong cuộc.
Nhớ 14/3/1988 - ngày Biển Đông dậy sóng, thành kính tri ân 64 người con ưu tú của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền đất nước, lại đau đáu nỗi niềm "Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau"...
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện TrườngSa cho biết trải qua quá trình dài xây dựng và phát triển, TrườngSa hôm nay đã đổi thay, đời sống nhân dân, cán bộ, chiến sỹ trên các xã đảo ngày càng đầy đủ.
Lễ tưởng niệm và tri ân 64 liệt sỹ hy sinh tại đảo Gạc Ma thuộc TrườngSa (Việt Nam) ngày 14/3/1988 vì sự nghiệp bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc đã được tổ chức tại quận Hải Châu (Đà Nẵng).
40 năm đi qua, những người lính Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Trung đoàn 20 mới mười chín, đôi mươi thủa nào, giờ tóc đã hoa râm. Ngày hôm nay, mọi người hội tụ về Đà Nẵng cùng nhau ôn lại những năm tháng vừa chiến đấu với quân Pol Pot - Ieng Sary vừa giúp đỡ chính quyền, nhân dân Campuchia xây dựng, hồi sinh đất nước sau nạn diệt chủng. Những câu chuyện đã 40 năm mà như mới diễn ra ngày hôm qua…
Lên đường nhập ngũ ở tuổi đôi mươi, những chàng trai ngày ấy nhận lệnh ra TrườngSa với tâm thế sẵn sàng xả thân, hy sinh cho Tổ quốc. Trong trậnhảichiến Gạc Ma, có những người đã vĩnh viễn nằm lại trong lòng biển sâu, những người trở về đã sống trọn tình trọn nghĩa, thắp sáng niềm tự hào của người lính TrườngSa.
Sáng 14-3, tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Tỉnh đoàn Khánh Hòa phối hợp các đơn vị lực lượng vũ trang tổ chức dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã hy sinh tại quần đảo TrườngSa của Việt Nam cách đây tròn 30 năm.
Là một ca sĩ, nhưng Quỳnh Hợp đến với sự nghiệp sáng tác âm nhạc rất tình cờ, tính đến nay, chị đã sở hữu gần 70 album với hàng trăm ca khúc ăm ắp nỗi niềm. Trong đó, nổi bật là những sáng tác về chủ đề biển, đảo gây được tiếng vang trong lòng công chúng yêu nhạc. Nhiều nhạc phẩm của chị đã góp phần động viên, khơi gợi, kết nối, nhân lên tinh thần yêu nước của triệu triệu trái tim người Việt Nam yêu nước.
Những người lính từng vào sinh ra tử trên chiếntrường, khi trở về đời thường, họ “gắn chặt” vào nhau bằng tình đồng đội để đi hết phần đời còn lại. Câu chuyện về những cựu binh từng tham gia trậnhảichiếnTrườngSa, Gạc Ma năm1988 như hình mẫu về tình đồng đội của người lính.
Vừa qua, Báo Biên phòng nhận được đơn kêu cứu của bà Nguyễn Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại tổng hợp và dịch vụ Đức Đạt (gọi tắt là Công ty Đức Đạt), có trụ sở số 56, đường Hoàng Văn Thụ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho rằng, việc các cơ quan pháp luật tỉnh Khánh Hòa, khởi tố vụ án đối với Công ty Đức Đạt về tội "Trốn thuế" theo Khoản 3, Điều 161, Bộ luật Hình sự là quá vội vàng, gây oan ức cho công ty. Báo Biên phòng đã cử phóng viên đến tận nơi tìm hiểu thực hư. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài phóng sự này.
Đó là nhận định của PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Biên phòng về tình hình Biển Đông. Ông khẳng định: "Động thái và tham vọng chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông, đã đẩy Biển Đông trở thành một "điểm nóng" trên thế giới và nóng hơn trong năm 2016 với những “kịch tính” khó lường".
Những ngày này, nhiều giọt nước mắt đã không ngừng rơi trong lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh trong trậnhảichiếnTrườngSa. Người dân không quên các anh - những người con bất tử đã hy sinh tại Gạc Ma, TrườngSanăm xưa. Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì chủ quyền Tổ quốc tại đảo Gạc Ma vào ngày 14-3-1988, đã diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, tại nhiều nơi trên đất nước ngày 14-3-2016.
Tính từ tháng 6-2013 đến năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 41 cuộc triển lãm "Hoàng Sa, TrườngSa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" tại 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đơn vị lực lượng vũ trang và đặc biệt, có 9 cuộc triển lãm tổ chức ở các điểm đảo, huyện đảo. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy, Triển lãm như một "chứng tích" của pháp lý và lòng tự tôn, tự hào dân tộc, để lại dấu ấn quan trọng trong nhận thức của mọi người dân, với mức độ lan tỏa thông tin sâu rộng, có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước sâu sắc, khơi dậy nghĩa vụ công dân đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.