Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407Thứ hai, 29/05/2023 03:19 GMT+7
Nông thôn mới thắp sáng phum, sóc vùng đồng bào Khmer

Nông thôn mới “thắp sáng” phum, sóc vùng đồng bào Khmer

Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc. Nhờ vậy, diện mạo vùng đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc, cuộc sống ngày càng ổn định.

Ia O - từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới

Ia O - từ “vùng trắng” đến vùng nông thôn mới

So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).

Công tác phối hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Công tác phối hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tổ chức Hội nghị Tổng kết quy chế phối hợp giai đoạn 2016-2022 và ký quy chế phối hợp giai đoạn 2023-2028. Dự và chủ trì hội nghị có Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 1; Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP.

Khẳng định vai trò của BĐBP trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân khu vực biên giới

Khẳng định vai trò của BĐBP trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân khu vực biên giới

Những năm qua, cùng với tập trung nỗ lực, ưu tiên bảo đảm tốt cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, ngành hậu cần BĐBP đã quyết liệt thực hiện “Ba khâu đột phá”, “Bốn tốt”, phấn đấu giữ ổn định đời sống, cải thiện rõ rệt điều kiện ăn, và chăm sóc, bảo vệ tốt sức khỏe bộ đội. Đặc biệt, ngành đã tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP tích cực triển khai Chương trình quân - dân y kết hợp thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nơi biên giới, mang lại hiệu quả chính trị, xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Hậu cần BĐBP để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khởi động chương trình Nước sạch biên cương

Khởi động chương trình “Nước sạch biên cương”

392 máy lọc nước, 20 máy nước nóng chạy bằng diện, 39 bồn nước đã được trao tặng cho học sinh và người dân tại 85 huyện thuộc 30 tỉnh, thành trên cả nước. Đây là kết quả Chương trình “Cải thiện nước sinh hoạt vùng khó khăn” do báo Tiền phong và Tập đoàn Tân Á Đại Thành tổ chức.

Các chương trình mục tiêu quốc gia phát huy hiệu quả tích cực

Các chương trình mục tiêu quốc gia phát huy hiệu quả tích cực

Với sự quan tâm chỉ đạo từ các cấp, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Đặc biệt, kết quả thực hiện chương trình đã giúp nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thay đổi hoàn toàn diện mạo, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số khởi sắc.

Ấm nồng tình đoàn kết quân dân

Ấm nồng tình đoàn kết quân dân

Trên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại xuôi về phương Nam có một vùng đất được gọi là miền cực Nam Tây Nguyên - “điểm nối” giữa cao nguyên đại ngàn với vùng đất đỏ miền Đông Nam Bộ. đây, giữa trập trùng đồi núi, cuộc sống diễn ra vô cùng êm đềm với hai con suối Đắk Đam và Đắk Huýt, bốn mùa râm ran “trò chuyện”, hòa cùng tiếng chày giã gạo trên các bon, sóc của người M’nông, S’tiêng vọng về từ ngàn xanh. Ẩn sâu trong nét hoang sơ nguyên bản ấy, miền cực Nam Tây Nguyên còn đẹp hơn khi có sự hiện diện của người lính Biên phòng…

Người kể chuyện Biên phòng bên dòng sông Pô Cô

Người kể chuyện Biên phòng bên dòng sông Pô Cô

Nếu cần tìm một chứng nhân nói về tình quân dân trên biên giới bên dòng Pô Cô thuộc xã Ia O, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) thì đó chắc chắn phải là già làng Kloong - ông Rơ Châm Hloăk. Nói như thế là bởi, kể từ ngày còn “ngủ trên lưng mẹ” đến nay - đã hơn 72 “mùa rẫy” đi qua, già làng Rơ Châm Hloăk vẫn gắn bó với ngôi làng thân thương của mình. Và đặc biệt, ông chính là một trong những học viên đầu tiên của lớp học xóa mù chữ do Đồn Biên phòng Ia O, BĐBP Gia Lai tổ chức cách đây hơn 30 năm về trước. Với già làng Kloong, những câu chuyện về người lính Biên phòng luôn là những kỷ niệm đẹp nhất…

Yêu thương những mầm xanh biên giới

Yêu thương những mầm xanh biên giới

Những đứa trẻ đồng bào Pa Cô được người lính Biên phòng đặt tên chất chứa bao nhiêu hi vọng - Hồ Biên Cương, Hồ Thị Biên Thùy đã phần nào cho thấy sự gắn bó đầy nghĩa tình giữa quândân nơi biên giới. Sau này, những mầm non tương lai ấy sẽ vươn lên thành cây, củng cố cho “phên dậu quốc gia” ngày càng vững chãi, cùng BĐBP xây dựng, bảo vệ biên giới, bảo vệ bản làng quê hương.

Khởi sắc trên phên dậu miền Tây Quảng Trị

Khởi sắc trên phên dậu miền Tây Quảng Trị

A Ngo vốn là xã nghèo nơi miền Tây Quảng Trị, những nỗ lực của chính quyền và nhân dân nơi đây đã khiến cho vùng đất biên viễn này ngày một khởi sắc, đời sống người dân đã có nhiều đổi thay đáng kể.

Bệnh viện của đồng bào Pa Cô ở vùng biên A Vao

“Bệnh viện” của đồng bào Pa Cô vùng biên A Vao

Mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế, nhưng các y Trạm Quân dân y kết hợp A Vao (xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) đã “bù đắp” bằng việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Trong bộn bề thiếu thốn, những thầy thuốc quân hàm xanh vẫn kiên trì, bền bỉ vượt khó để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ là chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân.

Chuyện về những người mang hai dòng máu Việt - Lào

Chuyện về những người mang hai dòng máu Việt - Lào

Định cư bản Tuộc, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là những hộ dân mang trong mình hai dòng máu Việt Nam - Lào. Được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cà Roòng, BĐBP Quảng Bình, người dân tự tin lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Mang mùa Xuân no ấm về với bản làng

Mang mùa Xuân no ấm về với bản làng

Tháng 2 đến là lúc những cành hoa Piar Tang Arát (người vùng xuôi tỉnh Quảng Trị gọi là hoa lang rừng) khoe sắc vàng trên khắp đỉnh non cao - nơi người Vân Kiều sinh sống. Những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều đã dần đủ đầy và ấm áp, đời sống kinh tế tiếp tục có bước phát triển bởi bản làng luôn nhận được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhất là sự chung tay, đồng hành của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hướng Lập, BĐBP Quảng Trị.

Các hoạt động đối ngoại Biên phòng sẽ đặc biệt khởi sắc trong năm 2023

Các hoạt động đối ngoại Biên phòng sẽ đặc biệt khởi sắc trong năm 2023

Đó là lời khẳng định của Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP về những hoạt động trọng tâm trong công tác đối ngoại Biên phòng năm 2023. Đây cũng là tiền đề quan trọng để BĐBP nỗ lực hơn nữa nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của công tác này trong quản lý, bảo vệ biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Bên thềm Xuân mới, phóng viên Báo Biên phòng có cuộc trò chuyện ý nghĩa với Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến xung quanh vấn đề này.

Mường Lống mùa Xuân về

Mường Lống mùa Xuân về

Mùa Xuân về, bản biên giới Mường Lống, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nằm giữa đại ngàn đẹp như một bức tranh đa sắc màu. vùng đất xa xôi, còn nhiều gian khó, những người lính Biên phòng luôn bám trụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, cùng đồng bào dân tộc Mông vui Xuân, đón Tết đầm ấm.

ZALO