Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân trên thế giới mà người còn là nhà văn hoá kiệt xuất, nhà tư tưởng lớn với hệ tư tưởng đổi mới được chứng minh qua thực tiễn, trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam, cho đến tận ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Những tư tưởng đó được các lớp cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng Bình Phước vận dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả cao trong công tác, trong đó có tư tưởng “lấy dân làm gốc”.
Đồn Biên phòng Phú Mỹ, BĐBP Kiên Giang quản lý địa bàn 2 xã Phú Mỹ và Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, trong đó,đồng bào dân tộc Khmer chiếm trên 40% dân số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Để góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thời gian qua, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương xây dựng các kế hoạch phối hợp và triển khai thực hiện hiệu quả nhiều mô hình hướng về đồng bào nghèo, góp phần hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn huyện Giang Thành.
Trong kháng chiến, chính quyền, nhân dân các dân tộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông đồng lòng theo Đảng làm cách mạng, trở thành Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi thống nhất đất nước, đồng bào các dân tộc nơi đây đồng lòng cùng chính quyền tập trung phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, xây dựng Nâm Nung ngày càng giàu đẹp. Những rẫy cà phê, tiêu, cao su và các loại cây ăn quả đã phủ xanh mảnh đất một thời bom đạn.
Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động các nguồn lực, lồng ghép nhiều chương trình, dự án thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc. Nhờ vậy, diện mạo vùng đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc, cuộc sống ngày càng ổn định.
Đa Lộc (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) là xã có gần 80% đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Giờ đây, cuộc sống của người dân Đa Lộc đổi thay từng ngày, nhờ địa phương triển khai thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước cùng sự phấn đấu vươn lên của người dân.
Đêm tháng 3, năm 1985, trời khuya lạnh thấu xương, bản làng chìm trong giấc ngủ. Đội công tác của Đồn Biên phòng (BP) Nậm Cắn, BĐBP Nghệ An (nay là Đồn BP cửa khẩu Nậm Cắn) tuần tra, làm nhiệm vụ đã phát hiện và bắt giữ một đối tượng nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam. Qua khai thác nhanh, các trinh sát nhận định, đối tượng có dấu hiệu của một “mắt xích” trong đường dây gián điệp biệt kích mà Mỹ để lại.
Sau 2 năm thực hiện Quy định số 01-QĐ/TU ngày 3/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về chỉ định tăng thêm và nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cấp ủy viên là cán bộ đồn Biên phòng tham gia cấp ủy cấp huyện, cấp xã biên giới; vai trò của các đồng chí cán bộ đồn Biên phòng tham gia cấp ủy địa phương đã từng bước được khẳng định rõ nét. Qua đó đã làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng biên giới.
So với các địa phương khác nằm trong khu vực biên giới của tỉnh Gia Lai, xã Ia O, huyện Ia Grai có khá nhiều lợi thế để phát triển. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi với nền đất đỏ bazan màu mỡ, khả năng tích hợp tốt, hệ thống sông ngòi, thủy lợi, nguồn nước ngầm đa dạng phong phú, rất phù hợp đối với các loại cây trồng, xã Ia O còn sở hữu chuỗi lợi thế đến từ các công trình thủy điện trên “dòng sông năng lượng” Sê San, rất có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch và thương mại dịch vụ… Với nguồn lực như thế, xã biên giới Ia O từng bước “chuyển mình” từ vùng trắng đến vùng nông thôn mới (NTM).
Cùng với Xa Mát, Lò Gò, Phước Tân, trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, nhiều đơn vị khác của Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) tỉnh Tây Ninh cũng đã lập phòng tuyến, anh dũng chiến đấu bảo vệ đồn, bảo vệ nhân dân, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tiêu biểu là các Đồn CANDVT: Chàng Riệc, Tân Phú, Mộc Bài, Long Phước… và các đơn vị cơ động như Đại đội 1 cơ động, Đại đội 3 cơ động hỏa lực.
Ngày 24/4, Trạmdânquâny Pa Ling (Đồn Biên phòng A Vao, BĐBP Quảng Trị) kịp thời cấp cứu 2 em nhỏ (đều trú tại thôn Pa Ling, xã A Vao, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) bị ngộ độc nấm.
Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 22/4 của Bộ Y tế cho biết, có 2.337 ca mắc Covid-19 mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó, 1 ca tử vong tại Hà Nội.
Ngày 22/4, Đồn Biên phòng Bến Đá, BĐBP Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận từ tàu cá BV 98466TS 13 thuyền viên trên tàu cá BĐ 96334TS bị cháy trên biển.
Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tổ chức Hội nghị Tổng kết quy chế phối hợp giai đoạn 2016-2022 và ký quy chế phối hợp giai đoạn 2023-2028. Dự và chủ trì hội nghị có Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 1; Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP.
Hòa Hội là xã bán sơn địa được thành lập theo Quyết định số 177/CP ngày 23/4/1979 của Hội đồng Chính phủ, thuộc thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Khánh (nay là huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên). Qua gần 44 năm hình thành, từ một vùng kinh tế mới (KTM) năm xưa, ngày nay xã Hòa Hội đã khởi sắc có những sản phẩm hàng hóa giá trị, những dự án lớn của Nhà nước đầu tư, người dân có thu nhập ổn định và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống…
Những năm qua, cùng với tập trung nỗ lực, ưu tiên bảo đảm tốt cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, ngành hậu cần BĐBP đã quyết liệt thực hiện “Ba khâu đột phá”, “Bốn tốt”, phấn đấu giữ ổn định đời sống, cải thiện rõ rệt điều kiện ăn, ở và chăm sóc, bảo vệ tốt sức khỏe bộ đội. Đặc biệt, ngành đã tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP tích cực triển khai Chương trình quân - dâny kết hợp thực hiện tốt việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân nơi biên giới, mang lại hiệu quả chính trị, xã hội, ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Thủy, Phó Cục trưởng Cục Hậu cần BĐBP để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.