Cuối tháng 2, đầu tháng 3-2021, việc đón nhận chiến sĩ mới của các đơn vị BĐBP sẽ diễn ra đồng loạt. Hiện, tất cả các đơn vị đã hoàn thành tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác huấn luyện trên tất cả các nội dung quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Đặc biệt, việc bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19, công tác hậu cần… trong tiếp nhận, huấn luyện chiến sĩ mới được các đơn vị BĐBP triển khai thực hiện tốt, hứa hẹn một mùa tuyển quân an toàn, hiệu quả.
Ngày 24-2, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình do Đại tá Nguyễn Văn Hải, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Bình làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị đón nhận chiến sĩ mới năm 2021 tại Tiểu đoàn Huấn Luyện - Cơ động.
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị thuộc BĐBP Thừa Thiên Huế đã tích cực đẩy mạnh thực hiện 2 phong trào thi đua “Ngành hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy” và “Xây dựng đơn vị quản lý tài chính tốt”, qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo đảm mọi mặt hậu cần - tài chính cho các nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, thường xuyên, đột xuất trong mọi tình huống và nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sĩ.
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 9-1-2015 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Chỉ thị 01) đã cho thấy sức lan tỏa sâu rộng tại các tỉnh, thành phố biên giới của cả nước. Các địa phương tiếp tục củng cố, nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo trong nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị hỗ trợ BĐBP hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Hiện có 51 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trở lại. Tám tỉnh, thành phố, trong đó có Hải Dương (trên cơ sở xem xét việc đi học trở lại của từng địa phương) dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ 1-3.
Không giống như mường tượng của tôi, làng gốm Phù Lãng thanh tĩnh đến lạ lùng, mặc dù xe hàng đến nhận gốm vẫn ra vào liên tục. Sản phẩm gốm tràn ra mặt đường, lấp kín các khoảnh sân. Nếu so sánh với làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), rõ ràng, không khí ở Phù Lãng là một thái cực đối lập hoàn toàn. Ở đây yên ả hơn rất nhiều, không có cảnh khách thập phương đi lại, mua bán tấp nập. Làng gốm cổ ven sông Cầu vẫn giữ nguyên vẹn dáng vẻ thôn quê yên bình với những lò gốm dựng sát bờ sông.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt khi xuất hiện các ca bệnh nhiễm chủng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, BĐBP Quảng Ninh đã nhanh chóng bổ sung, “kích hoạt” toàn bộ biện pháp phòng, chống dịch, tăng cường sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý biên giới, kiểm soát cửa khẩu, lối mở, ngăn chặn hoạt động xuất, nhập cảnh trái phép. Phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Đặng Toàn Quân, Chỉ huy trưởng BĐBP Quảng Ninh để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Chiều 19-2, Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác hậu cần đón nhận, huấn luyện chiến sĩ mới năm 2021 tại 35 điểm cầu trong toàn quân. Thiếu tướng Nguyễn Hùng Thắng, Phó Chủ nhiệm, Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Bộ Tư lệnh BĐBP, Thiếu tướng Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị.
Miền Bắc vừa trải qua các đợt không khí lạnh mạnh, nhiệt độ giảm sâu, nhiều vùng biên giới xuất hiện băng giá, mưa tuyết. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt và công tác của BĐBP, nhất là cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại các chốt phòng, chống dịch Covid-19. Thời tiết giá rét cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh mùa Đông phát triển. Điều đó đòi hỏi mỗi CBCS phải tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Những năm qua, việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở ở BĐBP thành phố Đà Nẵng đã làm cho nội bộ đơn vị đoàn kết, thống nhất hơn. Tất cả hướng đến nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Trong số các đồn Biên phòng nằm sát kế bên kênh Vĩnh Tế qua 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, Đồn Biên phòng Phú Mỹ, BĐBP Kiên Giang gần gũi với dòng kênh lịch sử này nhất. Thẳng mặt phía Tây và ngay cổng doanh trại, mỗi khi hoàng hôn xuống, dòng kênh yên ả rực đỏ trong ráng chiều, biên thùy đẹp như một bức tranh.
Cung đường ấy thoắt ẩn, thoắt hiện giữa đại ngàn biên giới, ngày cuối năm được phủ trắng một màu sương. Với những người lính Biên phòng, cung đường ấy- đường tuần tra biên giới như huyết mạch chảy trong cơ thể, dẻo dai mà mạnh mẽ, “đỏng đảnh”, “khó tính” nhưng vô cùng gần gũi thân thương. Nếu ví cung đường tuần tra là khung dệt, thì lính Biên phòng chính là những con thoi: Con thoi lướt trên khung dệt để làm nên những kiệt tác làm đẹp cho đời…
Năm 2020 đánh dấu một cột mốc quan trọng của lịch sử thế giới khi đại dịch toàn cầu Covid-19 hoành hành và hủy hoại nhiều thành tựu phát triển của nhân loại. Trong bức tranh bị bao trùm bởi một “màu xám” ấy, quốc tế đánh giá Việt Nam là một “điểm sáng” khi đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phòng, chống dịch bệnh, thiên tai; là quốc gia hình mẫu về giải quyết hiệu quả những thách thức an ninh phi truyền thống.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covd-19, đặc biệt là dịp trước Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, thời điểm trên địa bàn biên giới tỉnh Lạng Sơn có số lượng công dân nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng đột biến, Bộ Chỉ huy BĐBP Lạng Sơn đã và đang triển khai đồng bộ các biện pháp để đấu tranh, ngăn chặn. Đồng thời, tăng cường lực lượng siết chặt quản lý biên giới, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu, các đường mòn, lối mở, không để người nhập cảnh trái phép lọt qua biên giới.