Theo thông tin từ Ủy ban Dân tộc (UBDT), cơ quan này đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung thay thế Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg (gọi tắt là Quyết định 12) về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Nằm ngay “phên giậu” Tổ quốc, Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên là xã có địa hình chia cắt mạnh và “hội tụ” đầy đủ cái khắc nghiệt của thời tiết: mùa Đông sương muối, rét tê tái, mùa Hè thì nắng nóng, bỏng rát gió Lào. Ở vùng đất số hộ nghèo đói còn chiếm tới hơn 60%, thì con đường đến trường của các em nơi đây còn vô vàn gian khó. Và các thầy, cô giáo phải là những người rất tâm huyết với vùng cao này mới duy trì việc học hành và nuôi dạy các em.
Những ngày cuối tháng 3/2023, sau gần 10 năm, chúng tôi mới có dịp trở lại thăm Đắc Pring - một xã vùng biên giáp nước bạn Lào thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam trong một chiều mưa nặng hạt. Đến thôn 49b, hỏi ông Hiên Dung (59 tuổi), bà con trong thôn từ già đến trẻ đều khen ngợi ông không chỉ là một trong những đàn ông dân tộc Ve đan lát đẹp nhất vùng, mà còn góp phần truyền dạy cho con cháu về bảo tồn nghề đan lát truyền thống của dân tộc mình.
Chiều 23/3, Đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng. Thiếu tướng Lê Văn Phúc, Phó Tư lệnh BĐBP dự buổi làm việc.
Những năm qua, với vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan, đơn vị trong BĐBP đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết quốc tế, khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam “Vì nhân dân phục vụ”, “Vì nhân dân quên mình”; khẳng định chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất.
Với tinh thần chăm lo chu đáo cho các em là “con nuôi đồn Biên phòng” và được nhận đỡ đầu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường” bước vào năm học mới 2022-2023, các đơn vị BĐBP đã chủ động chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất cho các em. Tấm lòng của những người lính quân hàm xanh đã góp phần giúp các em nhỏ ở khu vực biên giới vững tin bước vào năm học mới.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, những năm qua, đoàn viên, thanh niên trong BĐBP đã phát huy truyền thống anh hùng của lực lượng và vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giúp đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Những năm qua, những người làm báo của BĐBP nói chung và cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo Biên phòng, Điện ảnh-Truyền hình Biên phòng, Tạp chí Khoa học Giáo dục Biên phòng nói riêng đã không quản ngại khó khăn gian khổ, dũng cảm, dấn thân, trách nhiệm, luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Ông Lý Ngọc Diên, 79 tuổi, dân tộc Dao (nhánh Dao Coóc Mùn), ở thôn Làng Nhà, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, có 70 năm theo đuổi nghề rèn. Nhờ ông, những bí quyết riêng có trong nghề rèn nông cụ của người Dao được truyền lại đến ngày nay.
Mưa lớn trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Bình Định gần tương đương với mốc lịch sử năm 2016 làm nhiều khu vực bị cô lập; hàng ngàn nhà dân bị ngập sâu trong nước lũ; hơn 66.000 học sinh của tỉnh Bình Định không thể đến trường.
“Cứu dân là mệnh lệnh trái tim”, với tinh thần ấy, lực lượng BĐBP luôn có mặt kịp thời để cứu giúp trong thiên tai, dù hiểm nguy luôn cận kề. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, công tác giúp dân ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn càng khó khăn gấp bội, nhưng không vì thế mà những chiến sĩ mang quân hàm xanh lùi bước. Ngược lại, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với chính quyền địa phương phát huy phương châm “4 tại chỗ”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai các công tác ứng phó nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân trước thiên tai khắc nghiệt.
Những ngày qua, mưa lớn, nước lũ dâng cao đã gây ngập lụt cục bộ một số khu vực trũng, thấp ven sông các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Nhiều địa phương đã phải sơ tán cư dân sống ở ven sông, vùng trũng thấp. Trong đó tỉnh Quảng Bình đang dự kiến tiếp tục sơ tán 1.200 hộ dân vùng trũng huyện Lệ Thủy nếu mực nước sông Kiến Giang vượt BĐ3 0,5m và tiếp tục lên.
Lặng lẽ dấn thân, bền bỉ cống hiến, đó là những phẩm chất đáng quý của những nhà báo - chiến sĩ trong lực lượng BĐBP. Những năm qua, lớp lớp cán bộ, phóng viên của Báo Biên phòng, Điện ảnh-Truyền hình BĐBP đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, thậm chí hiểm nguy... có mặt trên khắp các nẻo biên cương của Tổ quốc, kịp thời phản ánh cuộc sống, chiến đấu, lao động của cán bộ, chiến sĩ BĐBP và đồng bào các dân tộc nơi biên giới.
Quảng Nam là một trong số các địa phương chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai (TT). Đặc biệt, trong năm 2020, bão, sạt lở đất và lũ quét đã xóa sổ một cụm dân cư và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều khu vực dân cư khác. Với rất nhiều nỗ lực, huy động các nguồn lực khác nhau, đến nay, Quảng Nam đã bố trí tái định cư cho hàng ngàn hộ dân vùng bị TT ổn định cuộc sống.
Những năm qua, dù có lúc tác nghiệp trong hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh nhưng với lòng yêu nghề, đội ngũ những người làm báo Biên phòng luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, xung kích nơi tuyến đầu và trong từng nhiệm vụ để mang tới bạn đọc những thông tin có giá trị, đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền của lực lượng BĐBP. Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2021), các phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên của Báo Biên phòng đã có những chia sẻ về nghề báo.