Tháp Nhạn tọa lạc tại phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; người Ê Đê và Gia Rai gọi là tháp Kơ H’Meng, người Kinh gọi là tháp Chàm, còn người Chăm gọi là đền Kalan. Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, là công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm xưa.
Qua hoạt động của lễ hội Làng Sen, mỗi người tham dự sẽ hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, góp phần đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, một số dân tộc như Dao, Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Dìu... vẫn còn lưu giữ những bộ tranh thờ quý giá, độc đáo, mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ riêng, mang tính ước lệ, biểu trưng cao về vănhóa.
Tham gia lễ hội, người dân, du khách được trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá thung lũng hoa tam giác mạch, hoa Sao nhái tại Mê cung đá (xã Lũng Pù, Khâu Vai)...
Hiện nay, ngành du lịch của các địa phương phía Nam đã tung ra nhiều sản phẩm mới, sự kiện vănhóa, du lịch ấn tượng để có thể thu hút du khách nội địa và quốc tế ngay trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5 và dịp hè 2022.
Sau thành công với hàng loạt sản phẩm kết hợp giữa nhạc điện tử và xẩm, mới đây, ca sĩ trẻ Hà Myo (Nguyễn Thị Ngọc Hà, hiện công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam), người vừa được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tônvinh “Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2021”, tiếp tục “trình làng” MV “Đập nàng Khọt” với câu chuyện đầy bí ẩn về nàng Khọt của đồng bào dân tộc Mường. Đặc biệt, đây là MV kết hợp dân ca Mường và nhạc điện tử, một cách làm mới để tiếp cận với khán giả trẻ.
Trong không khí trang nghiêm, đúng 7 giờ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, địa phương đã tề tựu đông đủ tại sân trung tâm lễ hội. Trong tiếng nhạc lễ linh thiêng, đoàn đại biểu đã khởi hành từ sân hành lễ, qua Nghi môn, Ðền Hạ, Ðền Trung, rồi lên tiến lên Ðền Thượng. Ði đầu là đội tiêu binh rước cờ Tổ quốc, cờ hội và vòng hoa lớn mang dòng chữ "Ðời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước".
Chương trình có sự tham gia của gần 200 nghệ sỹ trình diễn những tiết mục đặc sắc, ca ngợi công đức của Vua Hùng; đồng thời ca ngợi tinh thần đoàn kết, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Từ xa xưa, nhân dân ta với đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” luôn tôn kính và biết ơn tổ tiên, biết ơn các bậc tiền nhân đã có công dựng nước. Truyền thống đạo lý đó đã phát triển thành tín ngưỡng dân tộc độc đáo, đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - tổ tiên thiêng liêng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước.
Những năm qua, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về vănhóa và đặc biệt là Chỉ thị số 355-CT/QUTW ngày 20-4-2017 của Quân ủy Trung ương “Về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác vănhóa, văn học, nghệ thuật (VHNT) trong Quân đội giai đoạn hiện nay”, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai toàn diện, nghiêm túc, đồng bộ công tác vănhóa, VHNT trong BĐBP đạt kết quả thiết thực.
Ban Tuyên giáo Trung ương vừa phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị có liên quan tổ chức khai mạc triển lãm thực tế ảo “Tự hào một dải biên cương”. Đây là lần đầu tiên Ban Tuyên giáo Trung ương xây dựng triển lãm trên nền tảng công nghệ số, điều này hứa hẹn sự đa dạng trong cách thức tuyên truyền trong xu thế số hóa hiện nay.
Liên hoan Diễn xướng dân gian vănhóa các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên lần 3 năm 2022 đã được khai mạc ngày 16-3 tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum
Sáng 9-3, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Phiên trù bị Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII (gọi tắt là Đại hội), Ban Tổ chức Đại hội đã vinh danh, trao Bằng khen cho 13 đơn vị có công trình, phần việc khó, sáng tạo, hiệu quả chào mừng Đại hội.
Đã trở thành hoạt động thường niên, khi mỗi độ Tết đến, Xuân về, từ ngày 12 đến ngày 13-2-2022, Làng Vănhóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam đã náo nức đón hơn 200 đồng bào đại diện cho 24 cộng đồng dân tộc đến từ 15 tỉnh, thành phố trên cả nước về “Ngôi nhà chung” để tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”. Đây cũng là sự kiện ý nghĩa nhằm tônvinh các giá trị vănhóa dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và cũng là dịp để tônvinh, biểu dương những người có nhiều đóng góp và có uy tín trong cộng đồng.
Giáo sư Hoàng Chương cho biết các lễ hội được truyền từ đời này sang đời khác và được tổ chức chủ yếu ở cấp làng, xã, người dân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ những anh hùng, những người có công với dân.