Bơi vượt biển đã mang lại cho đảo Lý Sơn một sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn, tạo điểm nhấn cho du lịch Lý Sơn, cơ hội để hình ảnh văn hóa, du lịch biển, đảo lan tỏa đến du khách trong và ngoài nước. Và Giải bơi vượt biển lớn nhất từ trước đến nay được tổchức tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - quê hương những “hùng binh Hoàng Sa”. Giải diễn ra vào sáng ngày 28/5, với hơn 200 vận động viên trên toàn quốc đăng ký hành trình vượt biển.
Trước nguy cơ dịch bênh trên gia súc, gia cầm có khả năng bùng phát trong thời gian tới, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm (CGC) và các dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản, kiểm soát, xử lý nghiêm việc xuất, nhập lậu động vật và sản phẩm động vật qua biên giới.
Đồn Biên phòng Ba Nang, BĐBP Quảng Trị phụ trách địa bàn 2 xã biên giới Tà Long và Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, với 1.390 hộ/7.043 khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều chiếm tỷ lệ trên 88%. Do phương thức chăn nuôi, trồng trọt của người dân còn có nhiều hạn chế nên kinh tế phát triển chậm, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm trên 50%.
Khi xa Huế, du khách sẽ có cảm giác nhớ nhung. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từng đưa ra các nhận xét về du lịch Huế: Độc đáo không nơi nào có được; đã được quốc tế công nhận và còn nhiều bí ẩn đang chờ khám phá. Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nêu rõ: “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”.
Đó là ngôi làng còn giữ lại được nhiều nét nguyên sơ nhất của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xê Đăng). Khi sắc Xuân phủ xuống, ngôi làng hiện lên yên bình trong sương, trong nắng dịu lành mời gọi nhiều người.
Khai thác thủy sản đang gặp nhiều khó khăn, trữ lượng nguồn lợi thủy sản ở các ngư trường bị giảm sút nghiêm trọng. Năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có nuôi biển quy mô công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nếu triển khai đúng mục tiêu, đến năm 2030, chúng ta có 300.000ha diện tích nuôi biển, với sản lượng 1,5 triệu tấn. Đây được xem là khoản đầu tư nuôi biển mang tính bền vững.
Ham xê dịch, yêu cuộc sống tự do, chàng thi sĩ người Chăm lãng tử năm xưa giờ đã trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa với một gia tài chữ nghĩa đồ sộ. Ở tuổi 65, người ta vẫn mời ông ngồi vào ghế này, ghế nọ với những ràng buộc về trách nhiệm và lương bổng, nhưng ông kiên quyết từ chối để được tận hưởng một cuộc sống tự do và làm những điều mình thích. Người đàn ông “chơi ngông” ấy là Inrasara, tên khai sinh là Phú Trạm.
Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, BĐBP Bình Phước là đơn vị đã thực hiện thành công mô hình Câu lạc bộ Thanh niên, từ đó, tạo ra mối quan hệ kết nối, gắn bó với nhiều cơ quan, đơn vị tại địa bàn. Đối với các quân nhân, “sân chơi” bổ ích này đã giúp họ lưu lại kỷ niệm đẹp trong thời gian quân ngũ và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần.
Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận vừa được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thếgiới Núi Chúa. Nơi đây bao gồm cả rừng, biển, bán sa mạc, có hệ sinh thái rừng khô hạn độc đáo của Việt Nam và Đông Nam Á. Với vùng lõi là Vườn quốc gia Núi Chúa, Khu dự trữ sinh quyển thếgiới Núi Chúa cũng sở hữu nhiều giá trị về đa dạng sinh học rừng, biển, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
Du lịch văn hóa là một trong các sản phẩm du lịch của ngành “công nghiệp không khói”. Là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống, giàu bản sắc văn hóa truyền thống như Lào Cai, thì việc khai thác các giá trị của di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch đang là một trong những thế mạnh và hướng đi của ngành du lịch địa phương.
Thực hiện Chỉ thị số 572-CT/QUTW ngày 5/10/2012 của Quân ủy Trung ương “Về Quân đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới”, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Lào Cai đã có nhiều giải pháp phù hợp, thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc tại đơn vị và trong địa bàn biên giới, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 623-NQ/QUTW ngày 29/10/2012 của Quân ủy Trung ương về công tác hậu cần Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo (gọi tắt là Nghị quyết số 623), Thường vụ Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thanh Hóa và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác hậu cần phù hợp với nhiệm vụ thực tế của đơn vị. Hiệu quả thiết thực trong công tác bảo đảm hậu cần đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, công tác của cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.
Trong những năm vừa qua, không chỉ gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, với thế mạnh là tỉnh biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số với phong phú các lễ hội, phong tục, nghi lễ độc đáo khác nhau, nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai đã biết tận dụng và phát huy lợi thế để thực hiện lợi ích kép, biến di sản thành tài sản…
Từ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Bờ Y, BĐBP Kon Tum, chúng tôi đến thăm thôn văn hóa du lịch Đăk Mế thuộc xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum để gặp nữ già làng Y Ban, người mà tôi đã có dịp trò chuyện khi bà nhận lời mời ra Hà Nội tham dự Chương trình giao lưu “Những người thắp lửa biên cương” do Bộ Tư lệnh BĐBP tổchức vào tháng 3-2014.