Tuyến biên giới trên bộ do BĐBP Quảng Trị phụ trách dài 179,628km, đối diện với 2 tỉnh Sa La Van và Sa Vẳn Na Khệt của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nước bạn Lào đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào lãnh thổ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, phía bạn đã lập 28 chốt dã chiến, với 119 cán bộ, chiến sĩ thuộc BĐBP và Công an tham gia. Với tinh thần sẻ chia khó khăn với các lực lượng chức năng của Lào, BĐBP Quảng Trị đã hỗ trợ nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm để cùng chung tay ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19.
Sáng 17-4, tại cửa khẩu phụ Thanh - Đenvilay, Đồn Biên phòng Thanh, BĐBP Quảng Trị phối hợp với các doanh nghiệp ở thị trấn Lao Bảo và xã Tân Thành (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) trao tặng gạo, mỳ tôm cho nhân dân và lực lượng chức năng của Lào và Việt Nam.
Ngay sau khi Chính phủ Lào công bố những ca nhiễm dịch bệnh Covid-19 đầu tiên trên đất nước Triệu voi, trên tinh thần sẻ chia khó khăn để cùng chung tay ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch Covid-19 với nhân dân nước bạn Lào, ngày 25-3, Trạm kiểm soát cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay, Đồn Biên phòng CKQT La Lay, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã trao tặng vật tư y tế cho huyện Tù Muồi, tỉnh Sa La Van (Lào).
Nhằm góp phần giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn biên giới được đến trường, tiếp tục ước mơ theo đuổi con đường học tập để sau này mang tri thức về xây dựng bản làng biên giới, trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị đã phát động nhiều chương trình, mô hình đậm tính nhân văn và mang lại hiệu quả thiết thực.
Trên tuyến biên giới bộ dài 179,628km do BĐBP Quảng Trị quản lý tiếp giáp với các tỉnh Sa Vẳn Na Khệt và Sa La Van của nước bạn Lào, có những đoạn vắt ngang trên đỉnh núi cao, lại có đoạn chạy thăm thẳm tận cuối thung sâu. Từng cung đoạn, từng xen ti mét đường biên, từng cột mốc chủ quyền hay dấu mốc quốc giới đều đậm in những bước chân tuần tra của các chiến sĩ BĐBP Quảng Trị và cán bộ, chiến sĩ các Đại đội Biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự 2 tỉnh Sa Vẳn Na Khệt và Sa La Van, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, mà hai bên vẫn gọi là: Những cung đường tuần tra Xa-ma-khi (có nghĩa là những cung đường tuần tra đoàn kết).
Trong 2 ngày 29 và 30-7, các hoạt động chính trong Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam - Lào năm 2019 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Xuyên suốt chương trình với những hoạt động thiết thực, ý nghĩa, nhân văn đã mang lại niềm vui, cổ vũ tinh thần cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các địa phương biên giới hai đất nước. Qua chương trình giao lưu, đồng bào, chiến sĩ hai bên biên giới đều thể hiện quyết tâm gìn giữ, vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị, xây dựng đường biên giới kiểu mẫu - tài sản đặc biệt của hai nước Việt Nam - Lào.
Từ năm 1959 đến năm 1975, hàng ngàn bộ đội, du kích, dân công hỏa tuyến là đồng bào dân tộc thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chiến đấu anh dũng, phục vụ công tác mở đường Hồ Chí Minh, góp công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Và A Lưới được biết đến là địa danh gắn với “rốn da cam” khi quân Mỹ đã thả hàng triệu tấn bom đạn cùng chất độc đi-ô-xin xuống vùng núi này. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Đảng ủy và chính quyền các cấp, nhiều năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số Pa Cô, Tà Ôi, Pa Hy… đã từng bước vượt qua khó khăn để làm chủ cuộc sống.
Ngày 9-5, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức lễ khởi công xây dựng 2 căn nhà và tặng 60 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc bản Kô Tài, huyện Sá Muội, tỉnh Sa La Van, Lào.
Thời gian gần đây, các chuyên án, vụ án về ma túy do lực lượng chức năng BĐBP Quảng Trị phát hiện, đấu tranh, triệt phá có sự gia tăng đột biến cả về số vụ và số lượng tang vật. Điều này phản ánh một thực tế là hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy qua khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị rất phức tạp và hết sức nhức nhối.
Rất khó để có câu trả lời trọn vẹn cho câu hỏi “Học tiếng Lào để làm gì?”, nhưng chúng tôi đều có chung một mục đích đến là để công việc tốt hơn. Và tiếng Lào cho chúng tôi cơ hội giao lưu, hiểu biết, đặc biệt là có thêm những người anh em, đồng chí không cùng quốc tịch vẫn ngày ngày kề vai sát cánh cùng xây dựng, bảo vệ hơn 2.000km đường biên giới suốt từ Điện Biên/Phong Sa Lỳ đến Kon Tum/Attapeu…
Mỗi dịp Xuân về, để hỗ trợ, giúp các gia đình chính sách, hộ dân nghèo nơi biên giới, hải đảo đón Tết đầy đủ hơn, no ấm hơn, Bộ Tư lệnh BĐBP thường xuyên tổ chức và chỉ đạo BĐBP các tỉnh, thành tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước. Chương trình mang tính nhân văn cao đẹp thể hiện tấm lòng của những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” nói chung, người lính mang quân hàm xanh nói riêng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Sau mấy ngày mưa dầm đề với gió lạnh thấu xương thịt, hôm nay trời bỗng bừng lên ánh nắng ấm áp rải khắp non ngàn. Bản La Lay A Sói - một bản giáp biên giới thuộc huyện Tù Muồi, tỉnh Sa La Van (Lào) cũng bừng sáng lên trong niềm vui đón chào mùa Xuân mới.
Chào mừng kỷ niệm 74 năm Thành lập QĐND Việt Nam, trong 2 ngày 14 và 15-12, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Y tế huyện Đakrông, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Quảng Trị tiến hành khám, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho nhân dân bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và bản La Lay A Sói, huyện Tù Muồi, tỉnh Sa La Van (Lào).
Thật khó có thể thấy điều khác biệt trong sự quan tâm, chia sẻ của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, BĐBP Thừa Thiên Huế với bà con bản Ka Lô (huyện Kà Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào) và các bản trong khu vực biên giới huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Có chăng chỉ là “ưu ái hơn chút đỉnh” vì “bạn Lào khó khăn hơn ta”. Tình quân dân gắn bó, bền chặt ở nơi đây đã tô thêm sắc màu trong “bức tranh” tuyệt đẹp của miền biên giới Việt – Lào.
Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ở duyên hải miền Trung, phía Tây tiếp giáp với tỉnhSa-la-van và Sê Kông (Lào) có đường biên giới đất liền dài 84km, có đường bờ biển dài 126km. Địa bàn biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Qua 20 năm thực hiện Pháp lệnh BĐBP đã tạo thế và lực giúp BĐBP Thừa Thiên Huế bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia (BGQG). Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi có cuộc phỏng vấn đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.